8 loại rau quả thấm đẫm thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại, mẹ cẩn thận khi cho con ăn
( KHOEVADEP ) - Dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng những loại rau quả này thường được phun thuốc bảo vệ thực vật để tránh bị sâu bệnh hoặc tẩm hóa chất để tươi lâu. Sử dụng phải những loại rau quả này sẽ gây hại cho sức khỏe.
Rau cải
Rau cải thường thu hút nhiều sâu bọ vì vậy người nông dân phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân đạm để rau xanh tươi, đẹp mắt. Nếu rau được thu hoạch sớm trước thời hạn, lượng thuốc bảo vệ thực vật không kịp phân hủy và có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng.
Khi cầm trên tay những bó cải non mơn mởn, lá xanh tươi, không có dấu vế của sâu bọ, thân chắc mập, đều tăm tắp thì rất có thể đó là rau đã được bón nhiều phân đạm và thuốc trừ sâu.
Dưa chuột
Dưa chuột cũng là một trong những loại quả cần phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình nuôi trồng. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ và không gọt vỏ thì rất dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt, đau đầu.
Lê
Lê là một trong những loại trái cây được phun nhiều thuốc trừ sâu. Lớp vỏ của quả lê khá mỏng nên không có nhiều tác dụng ngăn chặn hóa chất ngấm vào phần ruột. Ngoài ra, lê cũng là loại quả thường xuyên được tẩm các hóa chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
Đào
Đào là trái cây bổ dưỡng nhưng thường bị phun nhiều hóa chất độc hại trong quá trình trồng. Ngoài ra, các thương lái cũng hay sử dụng chất bảo quản để đào giữ được độ tươi ngon, lâu hỏng.
Rau cần
Ray cần có hai loại: một loại trồng trên cạn, một loại trồng dưới nước. Loại rau cần được trồng dưới nước thường dễ bị nhiều giun sán hơn loại trồng trên cạn. Rau cần được phun thuốc trừ sâu và sử dụng thuốc tăng trưởng thường có phần thân to, ngó trắng phau bất thường.
Đậu đỗ
Quả đỗ thường dễ bị sâu tấn công nên người trồng phải phun thuốc trừ sâu liên tục. Do đó, dư lượng thuốc trừ sâu không có thời gian phan giải mà ngấm sâu vào bên trong quả đỗ.
Dâu tây
Để có được những quả dâu tây căng mọng, không bị sâu bọ tấn công, người ta thường phải sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu.
Mít
Để rút ngắn thời gian chín của mít, người ta có thể tiêm thuốc vào quả mít. Chỉ cần pha hóa chất với 500 ml nước rồi dùng qua sắt dùi lỗ trên quả mít và đổ hỗn hợp thuốc vào, sau chưa đầy 12 giờ, mít sẽ chín vàng ươm.
Khỏe và đẹp
- Sản phụ hạ sinh bé trai khỏe mạnh trong khu cách ly Covid-19
- Cô bé Trung Quốc 7 tuổi chạy 10km mỗi ngày để giúp chị được sống
- 5 sai lầm của cha mẹ khiến con mất tự tin, ảnh hưởng đến cả tương lai của con
- Bộ ba lá chắn thần thánh “Sắt - vitamin C-Kẽm”: tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ, chống lại tác nhân xấu từ bên ngoài
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua