Bé gái 16 tháng tuổi có trái tim nằm ở... bụng
Bé gái 16 tháng tuổi được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. (Ảnh: Báo Vnexpress).
Từ khi còn trong bụng mẹ, qua siêu âm, bé T. đã được phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh. Khi ra đời, bé có khối phồng to ở ngực và bụng.
Bé lớn chậm hơn nhiều so với những trẻ em bình thường và bị tím tái ngày càng nhiều. Qua một chương trình nhân đạo, bé được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM điều trị.
Tại đây, các bác sĩ nhận định do tim của bệnh nhi chỉ có một buồng tống máu ra ngoài, máu lên phổi không đủ, khuyết xương ức và thành bụng làm tim và các cơ quan trong bụng lộ ra ngoài nên điều trị cho bé rất phức tạp.
Bệnh viện Đại học Y Dược đã hội chẩn với nhiều chuyên gia thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau như phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, phẫu thuật nhi, tiêu hoá và gây mê hồi sức… về trường hợp này để lựa chọn giải pháp điều trị tốt nhất.
Giải pháp được lựa chọn là sẽ tiến hành 2 lần phẫu thuật cho bé. Ngày 26/6, bé được can thiệp để sửa chữa những tổn thương trong tim.
3 ngày sau (ngày 29/6), bé được phẫu thuật đưa tim vào lồng ngực, đưa các cơ quan khác vào bụng, tái tạo thành ngực, thành bụng và tạo màng ngăn cách hai khoang ngực và bụng riêng biệt.
Sau mổ, bé được chăm sóc tích cực tại khu Hồi sức Tim mạch và xuất viện ngày 3/8. Ngày 17/8, sau 2 tuần xuất viện bé quay lại bệnh viện tái khám với tình trạng sức khỏe hồi phục tốt.
Trao đổi trên báo Vnexpress, thạc sĩ, bác sĩ Cao Đằng Khang cùng tham gia êkip mổ cho biết, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công ca bệnh hiếm với trái tim nằm ở ngoài lồng ngực.
Các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi quá trình hồi phục, dự kiến một thời gian sau sẽ tiến hành một số can thiệp khác giúp bệnh nhi phục hồi các chức năng như một đứa trẻ bình thường.
Cũng theo bác sĩ Khang, dị tật tim nằm ngoài lồng ngực có nguyên nhân từ sự khiếm khuyết bẩm sinh không có sự ngăn cách giữa ngực và phổi khiến tim "rơi" xuống bụng thay vì nằm trên ngực như bình thường. Bệnh không gây đau nhưng ảnh hưởng đến chức năng của tim, làm mất thẩm mỹ, khiến trẻ tự ti, khó hòa nhập.
Tình trạng này còn làm thiếu máu bơm lên phổi nên trẻ không đủ sức khỏe để phát triển như bình thường. Nếu không được phẫu thuật sớm, bé sẽ ngày càng tím tái và suy dinh dưỡng.
Vì đây là bệnh hiếm nên y văn thế giới chưa đưa ra khuyến cáo cụ thể. Các chuyên gia tim mạch khuyên nên phẫu thuật sớm trong trường hợp sức khỏe bệnh nhân ổn định, tim lộ ra ngoài nhưng vẫn được bao bọc bởi một lớp da, tim không bị chèn ép nhiều. Quá trình phẫu thuật sửa chữa khiếm khuyết sử dụng càng ít vật liệu nhân tạo càng tốt.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Video đang được quan tâm:
[mecloud]yuSrHihIEf[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua