Bí kíp vệ sinh mũi đúng cách cho trẻ
Mũi là nơi trực tiếp tiếp xúc với môi trường nên rất dễ nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút. Đặc biệt đối với trẻ em, mũi còn ngắn và nhỏ, các chức năng của mũi còn chưa phát triển toàn diện. Khi bị viêm mũi bé sẽ khó chịu, quấy khóc và biếng ăn. Vì vậy, mẹ cần vệ sinh mũi cho bé thường xuyên, tuy nhiên các rửa mũi cũng cần phải đúng cách nhằm loại bỏ chất nhờ, dị vật, vi trùng trong mũi bé.
1. Dụng cụ hút mũi
Là giải pháp lý tưởng giúp lấy sạch dịch mũi của bé giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Đặt bé ở tư thế tương tự như khi nhỏ mũi, hãy dỗ dành con và làm đủ trò để đánh lạch hướng của bé nhé các mẹ.
2. Nhỏ nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý rất lành tính cho trẻ. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng dùng được đến loại nước rửa mũi này nhé. Khi vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ nên thực hiện các bước như sau:
-Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé.
-Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ.
-Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại. Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra.
-Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.
3. Bật máy phun sương
Hơi ẩm là điều khiện tiên quyết để mũi bé không khó chịu. Không khí khô dẫn đến tình tràng nghẹt mũi nghiêm trọng, bé sẽ khóc thét khi đang ngủ, hoặc dùng tay ngoáy mũi khi cảm thấy khô khó chịu. Vì vậy, mẹ đừng ngại đầu tư máy phun sương tăng độ ẩm đặt ở phòng ngủ. Đây chính là môi trường ngủ lý tưởng cho bé vào những ngày lạnh, hanh khô.
4. Xông hơi cho bé
Xả nước nóng trong phòng tắm cho đến khi hơi nong phả đầy trên gương. Mẹ bế bé ngồi ở đây khoảng vài phut. Hơi nóng sẽ làm dịch mũi chảy ra và giúp bé dễ thở hơn. Đừng để nước quá nóng, làn da của bé quá mỏng để chịu sự tác động của hơi nước quá nóng.
5. Tư thế ngủ
Đối với trẻ sơ sinh nên cho bé nằm trên một chiếc khăn mỏng để tạo cảm giác dễ thở. Trẻ lớn hơn, tùy từng độ tuổi bé có thể nằm ngủ ở các loại ghế cao thấp khác nhau. Tuy nhiên, khuyến cáo các bà mẹ không nên cho trẻ ngủ gối quá cao. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của bé. Trẻ dễ rơi vào tình trạng khó thở và khô mũi khô họng.
Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh
-Mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh nôn trớ.
-Cố gắng rửa mũi lúc trẻ còn thức, vì khi trẻ mở miệng, nước mũi sẽ không chảy vào họng.
-Tránh dùng miệng hút mũi cho bé, vì cách này có thể vô tình làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.
-Hạn chế rửa mũi cho trẻ bằng nước muối quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.
[mecloud]EMydwrvGno[/mecloud]
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua