Dòng sự kiện:

Tìm hiểu về suy thai để không phải hối tiếc khi mất con

21:30 24/12/2015
Nhau thai bị thoái hóa, hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi oxy giữa bé và mẹ bị gián đoạn hoặc cắt đứt dẫn đến tình trạng thai bị thiếu oxy trầm trọng, ion hydro tức điện giải trong máu bị rối loạn. Tất cả những trường hợp này đều được gọi là suy thai.

 

 

 

 [mecloud]pMweVE6z5g[/mecloud]

Trong trường hợp suy thai không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể khiến thai nhi ngày càng yếu đi và có thể chết trong tử cung của mẹ. Nếu may mắn sống sót và chào đời, bé có nguy cơ nhận phải gánh chịu những hệ lụy nghiêm trọng về thần kinh như đần độn, động kinh, chậm phát triển ngôn ngữ…

Để nhận biết nguy cơ bị suy thai, mẹ cần lưu ý:

Bình thường thai cử động mạnh và nhiều, nếu có hiện tượng bị suy, thai sẽ đạp chậm và yếu. Trường hợp nặng thai có thể ngừng cử động hoặc nhiều khả năng bị chết. Vì vậy thai phụ phải đặc biệt chú ý đến cử động của thai nhi để nhận ra những dấu hiệu bất thường và báo ngay cho bác sĩ.

Màu sắc của nước ối cũng là một cách để mẹ nhận biết suy thai. Nếu nước ối lúc đầu trong hay trắng đục rồi chuyển thành màu vàng hay sẫm chứng tỏ thai suy và cần được xử trí sớm. Nước ối màu xanh là biểu hiện trước đây thai có suy và tạm thời, tiên lượng gần như ối trong. Nước ối có dải phân su (tình trạng bài tiết phân su của thai nhi) là biểu hiện của suy thai trong chuyển dạ.

Những ai có nguy cơ bị suy thai?

- Những phụ nữ mang trong mình những căn bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh thận, huyết áp cao, tiểu đường, suy hô hấp, thiếu máu…

- Trong thai kỳ và trong quá trình chuyển dạ có những biểu hiện như bất thường ngôi thai, vỡ ối non, thiểu ối, rau tiền đạo, vôi hóa bánh nhau, nhiễm độc thai nghén hoặc chuyển dạ kéo dài...

- Trường hợp tràng hoa quấn cổ thai nhi cũng có nhiều khả năng dấn đến suy thai cấp tính hoặc có thể mất tim thai.

- Người mẹ mang thai bị giảm hoạt động tuần hoàn ngoại vi cũng làm cản trở đến quá trình trao đổi máu và oxy đến thai nhi gây nên hiện tượng suy thai.

- Tư thế nằm của người mẹ trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu mẹ nằm ngửa sẽ làm tử cung chèn vào động mạch chủ và do đó khiến máu lưu thông đến tử cung bị giảm đi. Cũng thế, khi tử cung đè lên tĩnh mạch chủ làm cản trở máu về tim và khiến thai nhi bị tụt huyết áp. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nằm nghiêng để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu cần làm gì?

Khi xảy ra suy thai, các bà mẹ thường được thăm khám để đưa ra quyết định thích hợp. Đối với những trường hợp phát hiện sa dây rốn, nhau bong non, có nguy cơ vỡ tử cung, người mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để đưa em bé ra khỏi tử cung càng nhanh càng tốt.

Đối với các trường hợp phát hiện suy thai mà chưa rõ nguyên nhân, mẹ được khuyến nghị nằm nghiêng bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và thở oxy. Nếu ối vỡ và phát hiện bất thường, người mẹ có thể được cấp cứu ở tư thế quỳ hay nằm sấp.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]dFLTR3t5HH[/mecloud]