Dòng sự kiện:

Vì sao bác sĩ lại khuyên nên ăn một ít tỏi vào lúc đói?

02:00 27/11/2015
Nhiều người được mách bảo và đã áp dụng phương pháp ăn tỏi lúc đói theo chế độ hợp lý. Kết quả họ nhận được thật đang kinh ngạc.

 

 

 

 

 [mecloud]Xj2bXHpWJa[/mecloud]

Kháng sinh tự nhiên

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi khi được ăn lúc bụng đói có tác dụng như thuốc kháng sinh liều mạnh. Hiệu quả hơn khi bạn ăn tỏi trước bữa ăn sáng vì có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cao.

Kiểm soát cao huyết áp


Nhiều người bị cao huyết áp sau khi ăn tỏi nhận thấy rằng tỏi giúp giảm bớt một số triệu chứng.

Tốt cho đường ruột

Tỏi giúp hỗ trợ chức năng gan, bàng quang và đẩy lùi các vấn đề dạ dày như tiêu chảy. Ăn tỏi còn kích thích tiêu hóa và cảm giác ăn ngon miệng. Nó cũng giúp kiểm soát căng thẳng, chống hình thành a xít dạ dày vốn thường được tiết ra khi bạn cảm thấy lo lắng.

Giải độc cơ thể

Ăn tỏi có thể giúp tiêu diệt mọi ký sinh trùng, ngừa các chứng bệnh như tiểu đường, trầm cảm, sốt phát ban và một số loại ung thư.

Cải thiện hô hấp, trị lao


Có tác dụng ngừa và điều trị bệnh lao, viêm phổi, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi, hen suyễn và ho gà.

Làm sạch dạ dày

Tỏi giảm độc tố và vi khuẩn có hại trong dạ dày. Nên ăn tỏi khi dạ dày trống rỗng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các vấn đề thần kinh

Một số báo cáo khoa học cho thấy ăn tỏi rất tốt cho những người bị vấn đề về thần kinh trong quá trình điều trị bệnh.

Tốt cho máu


Ăn một tép tỏi sống mỗi ngày làm giảm mức cholesterol xấu trong máu.

Hệ miễn dịch

Tỏi được chứng minh là rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống lại nhiều bệnh tật.

Gan

Ăn tỏi sống có thể tăng cường chức năng của bàng quang và gan.

 

 

 

Có 3 cách phổ biến để sử dụng tỏi:

Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được.

Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.

Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.

Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]el9seKjmOs[/mecloud]