Dòng sự kiện:

Vì sao lúc nào tay chân cũng lạnh cóng?

16:49 27/11/2015
Dù đeo gang tay, đi tất, đắp chăn hay bất kể biện pháp nào tay chân bạn lúc nào cũng thấy lạnh. Nguyên nhân là do đâu?

 

 

 

  [mecloud]Vofz2VyTqt[/mecloud]

1. Hội chứng Raynaud

Theo Prevention, đây là triệu chứng gây co thắt mạch máu do lạnh hoặc cảm xúc mạnh, khiến máu lưu thông chậm và ít tới các chi nên tay chân thường lạnh hơn so với những bộ phận khác. Lúc này, ngón tay chân bị tê, ngứa ran, thậm chí đau đớn, chuyển sang màu trắng hoặc màu đỏ.

2. Suy giáp

Các tuyến giáp có liên quan mật thiết với nhiệt độ của cơ thể. Khi nó bị rối loạn, các chức năng cơ thể hoạt động chậm lại, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân và cảm giác luôn bị lạnh, đặc biệt ở đầu các ngón tay, ngón chân. Suy giáp thường gặp nhất ở phụ nữ và những người trên 50 tuổi.

3. Lưu thông máu kém

Điều này xảy ra khi dòng máu vận chuyển dinh dưỡng và oxy trong cơ thể giảm, hoặc tim không thực hiện tốt việc cung cấp máu đến các bộ phận (suy tim), có vật cản trở dòng máu (tắc nghẽn cholesterol trong động mạch lớn hay các mao mạch nhỏ). Lúc này, máu về tay chân, bộ phận xa trái tim nhất, giảm nên chúng thường bị lạnh hơn, đặc biệt vào mùa đông.

4. Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào máu đỏ hoặc lượng hemoglobin trong máu thấp. Điều này đồng nghĩa với khả năng cung cấp oxy của máu giảm xuống, gây ra tay chân lạnh.

Nguyên nhân thiếu máu có thể do bạn không tiêu thụ đủ chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày, mất máu (trong thời kỳ "đèn đỏ", loét, chảy máu dạ dày...), một số bệnh ung thư, hoặc các rối loạn tiêu hóa.

5. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ, do vậy sự thiếu hụt vitamin này có thể khiến cơ thể giảm sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu và tay chân lạnh.

Sự thiếu hụt vitamin B12 chủ yếu xảy ra ở những người ăn kiêng hoặc ăn chay, người trên 50 tuổi có thể bị mất khả năng hấp thụ các vitamin từ thực vật.

6. Huyết áp thấp

Hạ huyết áp, hay huyết áp thấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như mất nước, mất máu, tác dụng phụ của một số loại thuốc và rối loạn nội tiết tố. Khi huyết áp thấp, các mạch máu sẽ vận chuyển máu từ các chi về các cơ quan quan trọng hơn, gây thiếu máu ở tay chân, khiến bộ phận này bị lạnh.

7. Căng thẳng, lo âu

Căng thẳng có thể kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone adrenalin, khiến các mạch máu co lại, hạn chế sự lưu thông của máu đến tay và chân.

8. Hút thuốc

Nicotine trong thuốc lá làm cho các mạch máu co lại, gây tích tụ mảng bám ở động mạch, càng làm giảm lưu lượng máu đến các chi.

9. Thiếu sắt

Sắt rất cần thiết trong việc vận chuyển oxy vào các tế bào để tạo năng lượng, vì thế, hàm lượng sắt trong cơ thể thấp có thể giải thích tại sao bạn luôn cảm thấy lạnh. Bạn nên tiến hành xét nghiệm ferritin trong máu. Nồng độ ferritin của bạn cần đạt trên 60nanogram/ml để đảm bảo bạn có đủ lượng sắt cần thiết.

10. Thiếu ngủ

Không nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây ức chế hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh thân nhiệt của não bộ.

11. Quá gầy

Thân hình quá gầy và thiếu mỡ sẽ khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với cái lạnh. Để cơ thể luôn được ấm áp, bạn cần đảm bảo chỉ số khối cơ thể của mình không thấp hơn 18,5 bằng cách lấy số cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Ví dụ: Bạn nặng 40kg, cao 1m60, chỉ số BMI sẽ là: 40/(1,60)²=15,625. Như vậy, chỉ số BMI dưới 18,5 hơi nhiều, chứng tỏ bạn quá gầy, sức chịu lạnh sẽ kém.

12. Giới tính

Phụ nữ thường cảm thấy lạnh hơn nam giới vì mức độ hormone estrogen của phụ nữ cao hơn so với nam giới. Hơn nữa, phụ nữ thường có lượng mô cơ bắp trong cơ thể thấp hơn so với nam giới nên khả năng chịu lạnh kém hơn.

13. Chế độ ăn uống

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, lượng máu sẽ tập trung và tăng cường xuống dạ dày. Điều này khiến các bộ phận khác của cơ thể nhận được lượng ít hơn, từ đó làm cho cơ thể lạnh hơn. Nếu bạn đang có một chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn vặt suốt ngày thay vì những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết sẽ khiến cơ thể yếu đi, thường xuyên mệt mỏi và giảm khả năng chịu lạnh.

Các loại đồ ăn vặt hay đồ ăn chế biến sẵn thường có ít giá trị về dinh dưỡng nên nó không những ảnh hưởng đến cân nặng của bạn mà còn ảnh hưởng đến nhiệt độ bình thường của cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể bạn không ổn định, bạn càng khó thích ứng với thời tiết. Vậy nên, vào mùa đông, có thể bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn bình thường.

14. Mất cân bằng về nội tiết

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc đang mang thai, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra bên trong cơ thể của họ. Lúc này, nồng độ estrogen tăng lên, kéo theo nhiều triệu chứng bất thường như toát mồ hôi, đau người, khó ngủ, thường xuyên cảm thấy lạnh... Vì vậy, sự thay đổi trong mức độ hormone estrogen chính là thủ phạm chính gây ra cảm giác lạnh này.

15. Suy giảm hệ miễn dịch

Nếu bạn bị lạnh tay và chân thì có thể do hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu. Hệ thống miễn dịch yếu có thể là do sự xuất hiện của ký sinh trùng trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.

Chữa bệnh tay chân lạnh với các phương pháp đơn giản

- Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân và tay trong nước ấm khoảng 40 -50 độ có pha chút muối, gừng để khí huyết lưu thông dễ dàng. Bạn cũng có thể ngâm chân tay trong nước ấm có pha tinh dầu bạc hà, hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương. Ngâm chân tay trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút, sau đó bạn lau khô rồi đi tất ấm, không để chân tay tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước lạnh.

- Khi trời lạnh, bạn nên chú ý giữ ấm chân tay, có thể đi các loại tất tay, chân bằng vải bông vừa có chức năng giữ ấm rất tốt, đồng thời cso thể thấm hút mồ hôi giúp chân tay ...Khi ra đường cần đeo khẩu trang, quàng khăn và đừng quên tất tay để tránh nhiễm lạnh.

- Cách đơn giản hơn là bạn hãy nhấp một chút gừng tươi để giúp cơ thể ấm lên. Khi ăn cam, quýt bạn chớ vứt bỏ vỏ, hãy phơi khô và khi tắm, bạn lấy túi vải bông nhỏ cho số vỏ vào ngâm chừng 10 – 15 phút là tắm được. Tinh dầu trong vỏ cam quýt không chỉ giúp da bạn mịn màng mà còn có tác dụng giữ ấm hiệu quả.

Thực phẩm giúp chữa bệnh tay chân lạnh

- Mùa đông, bạn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo để giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhiều hơn.  Bạn nên bổ sung những thực phẩm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy

Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, ớt, tiêu… tốt nhất là ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.

- Bạn có thể tham khảo món bí đỏ nấu chao. Bí đỏ cũng như các loại rau quả màu vàng khác giàu vitamin A, có tác dụng giúp thúc đẩy chu trình trao đổi chất, bổ khí huyết, tăng cường khả năng chịu lạnh.

Nguyên liệu gồm 1,2 kg bí đỏ, chao (đậu hũ thối), tỏi, ớt, tiêu. Bạn lấy bí đỏ gọt vỏ, cắt làm 4 miếng. Cho bí cùng ít muối và một ly nước vào nồi đun đến khi bí chín mềm. Cho dầu vào chảo đun nóng, thêm chao, tỏi, ớt, nước tương, đường và nước. Đảo đều đến khi có mùi thơm thì cho bột mì đã hòa tan với nước lạnh vào, đảo cho chín rồi tắt bếp.

- Đừng nghĩ răng mùa đông thì không cần nước. Bạn hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để khí huyết lưu thông tốt hơn, nó sẽ giúp ích trực tiếp cho việc lưu thông máu tới các vị trí “xa xôi” trên cơ thể bạn là chân và tay.

- Nên thường xuyên tập thể dục buổi sáng như chạy bộ, đánh cầu lông...giúp cơ thể nóng lên, điều tiết tuần hoàn. Những khi cơ thể quá lạnh, đừng lười, hãy đứng lên vận động cơ thể. Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần  hoàn máu của cơ thể bạn.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: