10 câu nói tuyệt vời giúp cha mẹ kết nối với con
Nói cho cha/mẹ biết con cảm thấy như thế nào
Yêu cầu trẻ mô tả cảm xúc bằng ngôn từ sẽ cho phép bạn thấu hiểu cách phản ứng của con. Dù đó chỉ là vài từ rời rạc nhưng bạn cũng có thể lý giải phần nào những hành vi, cử chỉ và tìm cách giúp đỡ trẻ.
Cha/mẹ muốn hiểu cảm giác của con
Bạn mong muốn trẻ nói ra cảm giác của mình đồng thời hy vọng có thể đồng cảm con. Với câu nói này, chắc chắn trẻ sẽ nhìn bạn bằng con mắt đầy thiện cảm và dễ dàng chia sẻ những cảm xúc trong lòng.
Cha/mẹ vẫn yêu con
Trẻ em luôn cần sự dung thứ và tình yêu vô điều kiện từ cha mẹ. Nói cho con biết bạn vẫn yêu thương khi trẻ giận dỗi, làm sai là vô cùng có lợi cho sự phát triển thể chất, tình cảm của chúng sau này.
Không sao đâu
Đây là một câu nói khá hiệu quả trong việc trấn an cảm giác khó chịu của trẻ. Sự buồn bực, giận dữ, xấu hổ là hoàn toàn bình thường và bạn cần dạy con biết cách chấp nhận những điều đó.
Cha/mẹ ôm con được không?
Ôm là một cử chỉ tiếp xúc thân mật, không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn tạo ra kết nối. Thông qua một yêu cầu như thế, cha mẹ có thể truyền đi thông điệp muốn được yêu thương, gắn kết và san sẻ cảm xúc với con.
Hãy cùng nhau hít một hơi thật sâu!
Hít thở sâu có thể ngăn chặn phản ứng căng thẳng của cơ thể và làm giảm nhịp tim. Đây là câu nói mà chắc chắn bạn nên áp dụng cùng con cái của mình.
Cha/mẹ có thể giúp đỡ con như thế nào?
Đặt câu hỏi như vậy sẽ khiến con suy nghĩ về các giải pháp thay vì tập trung vào cảm xúc tiêu cực. Ngay cả khi trẻ không thể nghĩ ra bất cứ điều gì, bạn vẫn đang đưa ra một đề nghị đầy thiện chí, thể hiện rằng cha mẹ đang rất quan tâm đến cảm giác của con.
Chúng ta bắt đầu lại nhé!
Câu hỏi này sẽ tạo ra một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cùng với đó, cả hai phía có thể bỏ qua những sai lầm trước đây rồi tìm cách khắc phục cho tương lai.
Cha/mẹ xin lỗi vì…
Là con người thì đều có lúc mắc sai lầm. Bạn không nên sợ mất “uy” mà nên thừa nhận thực tế để lấy lại sự hòa hợp giữa đôi bên.
Lần tới, cha/mẹ sẽ…
Lời hứa thay đổi là một phần thiết yếu của lời xin lỗi. Bằng cách nói như vậy, con sẽ dễ dàng tha thứ cho cha mẹ và bạn cũng sẽ tự nhắc nhở bản thân phải đổi thay.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cha mẹ nên dạy con trung thực như thế nào?
- Chuyên gia Harvard bày cách dạy con giỏi giang, thông minh
- 'Soi' mẹ Do Thái dạy con
- Bạn dạy con những gì trước khi bé 10 tuổi?
- Mỹ Linh: 'Đừng bao giờ đẩy con mình vào áp lực không đáng có'
- Kiều Trinh: 'Tôi dạy con phải nghèo cho sạch, rách cho thơm'
- 5 chiêu dạy con nhanh biết nói có thể mẹ chưa biết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua