10 năm chữa bệnh tự kỷ: Mẹ chịu đau, để con... cắn nát vai
Chị Nhà dạy con tập thêu, một phương pháp giúp giảm bệnh tự kỷ
16 tuổi, Cường là học sinh lớp 7 trường THCS Trần Quang Diệu, một thành tích học tập quá đỗi nghèo nàn nếu như cậu là một thiếu niên có thể chất và trí tuệ phát triển bình thường. Thế nhưng, đó lại là cả một bước tiến phi thường, bởi Cường là… một bệnh nhân tự kỷ.
Từ 3 tháng tuổi cho đến khi lên ba, cậu bé Cường không biết nói, không khóc cũng chẳng cười, ai gọi cũng lơ đãng như người vô tri. Cường chỉ chơi đúng một thứ đồ chơi và thường ngồi yên trong góc tối. Cũng có lúc, Cường tự cắn xé mình đến tứa máu mà không hề có cảm giác đau đớn. Khi đi lại, cậu bé nhón 10 mũi chân như vũ công ballet và di chuyển theo hướng… giật lùi. Bác sĩ bệnh viện Nhi đồng TP HCM kết luận: Cường bị tự kỷ, không những thế còn ở thể nặng.
“Không ít người khuyên vợ chồng tôi gửi con ở trung tâm bảo trợ xã hội để…sinh một đứa con khác lành lặn. Không ít bác sĩ đã… lắc đầu khi chúng tôi đưa con đến khám, vì cháu bị tự kỷ quá nặng. Nhưng vợ chồng tôi quyết bám trụ lại TP Hồ Chí Minh để chữa bệnh cho con. Chúng tôi bảo nhau: Con là do mình sinh ra, con không có tội. Còn cha mẹ thì còn con, còn gia đình này thì còn tình yêu thương dành cho con.”, người mẹ 43 tuổi rưng rưng kể lại.
Quyết tâm chữa bệnh cho con, vợ chồng chị Nhàn thuê nhà gần trung tâm Can thiệp trẻ tự kỷ. Buổi sáng, chồng đi làm, vợ ở nhà giữ con. Tối về, chồng trông con, vợ đi bán vé số. Hai vợ chồng luân phiên chăm sóc con. Mỗi tuần hai buổi, chị Nhàn đưa con đến trung tâm Can thiệp trẻ tự kỷ. Con chữa bệnh, mẹ theo sát bên, cố gắng ghi nhớ các bài tập chuyên gia hướng dẫn, để về nhà rèn luyện cùng con. Rồi, chị trở thành một “tình nguyện viên” nhiệt tình của trung tâm.
Mỗi buổi học tại nhà, hai mẹ con cùng học, cùng tập từng động tác. Để giúp Cường ngồi yên và giữ được sự tập trung, chị Nhà phải buộc yếm cho con ngồi đối diện lên đùi, tay đỡ đầu con nhìn thẳng vào mặt mẹ qua một giấy trắng, tay đỡ lưng để con ngồi thẳng. Để tập đi cho con, chị buộc xốp vào bàn chân, dắt con từng bước nhỏ đi về phía trước chứ không được giật lùi. Để dạy con tập ăn, chị buộc vải mềm vào cánh tay phải của con, đưa lên, đưa xuống theo nhịp. Rồi để Cường biết nhai, chị tập cho con nhai kẹo dừa, từng chút từng chút một…
6 tháng ròng bó yếm ngồi cùng con, cậu bé Cường cắn nát cả bờ vai mẹ. Nhưng rồi, dần dà, Cường giảm được chứng tăng động. Ba năm kiên trì luyện tập, bệnh tự kỷ của Cường đã giảm nhẹ, anh chị đưa con về Quy Nhơn. “Bố cháu sang Lào làm việc nuôi gia đình, tôi ở nhà lại tiếp tục chữa bệnh cho con. Hết dạy kỹ năng, lại dạy học bài, đêm dài ròng rã, mẹ học, con cùng học, làm toán, tập đọc…”, chị chia sẻ.
Hai mẹ con cùng... học bài
Hai vợ chồng như vỡ òa niềm vui khi con trai rốt cuộc cũng có thể đến trường. Do ảnh hưởng của căn bệnh tự kỷ, Cường tiếp thu chậm hơn các bạn khá nhiều, nhưng mỗi ngày học, đều tiến bộ hơn. Đáng mừng nhất là cậu bé đã vui vẻ hòa nhập với bạn bè, biết nghe lời thầy cô giáo, biết ghi chép bài vở… Tốt nghiệp lớp 6, Cường đủ điều kiện để “lên lớp”. 16 tuổi, Cường mới học lớp 7 và con đường phía trước còn rất chông gai, nhưng cả gia đình dạt dào hi vọng.
"Niềm hạnh phúc lớn của tôi là khi được thấy con biết khóc, biết cười, bộc lộ những cảm xúc yêu thương, giận hờn... Đó là chuyện bình thường của những đứa trẻ khác nhưng là cả “thiên đường” với con tôi!”, chị Nhàn chia sẻ. “Bây giờ Cường biết mọi chuyện, biết quan tâm người khác. Thấy khách đến nhà Cường biết chào hỏi, rót nước, bật quạt… Trước đây những chuyện này thật không nghĩ tới”, chị Nhàn khoe, mắt lấp lánh niềm vui lẫn niềm xúc động.
Thực ra, 10 năm cùng con vượt qua bệnh tự kỷ, không phải lúc nào chị cũng có thể mạnh mẽ. Đã có những lúc quá bế tắc vì cuộc sống quá khó khăn, thu nhập bấp bênh, thuê nhà được dăm bữa lại… bị đuổi vì con thường xuyên quậy phá, gào khóc, không ai chịu nổi, chị nghĩ quẩn: Hay là, hai mẹ con cùng chết, để giải thoát”. Nhưng rồi, người mẹ lại vực dậy tinh thần, vì con.
Giờ đây, gia đình chị Nhàn trở thành địa chỉ tư vấn tin cậy cho nhiều gia đình cùng hoàn cảnh tại địa phương. Cánh cửa nhà chị luôn mở rộng đón nhận những đứa trẻ tự kỷ, những ông bố bà mẹ đang tuyệt vọng tìm nơi chữa bệnh cho con, để cùng chia sẻ kinh nghiệm, vượt qua căn bệnh đáng sợ này. “Bác sĩ chỉ giúp phần nào và cũng chỉ can thiệp bên ngoài, muốn con khỏi bệnh thì chính bố mẹ và tình thương gia đình mới là phương thuốc hiệu quả nhất”, chị Nhàn nói.
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em:
Nếu trẻ có khoảng 35% triệu chứng như ở trên thì trẻ đã bị mắc bệnh tự kỷ.
|
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua