10 sai lầm của bố mẹ khiến con tổn thọ vì tài chính
Tin liên quan
- Cuộc sống thú vị của cặp vợ chồng chỉ tiêu 1 USD mỗi ngày
- Bài học từ những sai lầm trong chi tiêu của một blogger nổi tiếng
- Trẻ bao nhiêu tuổi thì bắt đầu cho tiền tiêu vặt?
- 6 bí kíp tiết kiệm chi tiêu trong gia đình cực chuẩn
Chi tiêu không theo một ngân sách, đồng nghĩa với việc bạn mua những gì bạn muốn, không cần quan tâm tới giá cả, và thường xuyên lâm vào cảnh cháy túi. Con bạn sẽ bắt chước ngay thói quen không tốt này nếu bạn không chịu thay đổi.
2. Nợ nần là bạn
Nợ cho thấy việc giảm thu nhập trong tương lai, bởi vì hôm nay bạn phải trả tiền cho chi phí của ngày hôm qua và ngày mai là chi trả cho các chi phí của hôm nay. Đó là một trò chơi phức tạp. Bạn chỉ mong muốn có thể đá nó đi, và hy vọng đá nó đi đủ xa mà không làm tổn thương bạn. Đây không phải là một cách nhìn nhận đúng về việc nợ nần. Bạn có thể và nên nói với con về những món nợ, nhưng làm thế nào thì quan trọng hơn nhiều.
3. Phải bằng bạn bằng bè
Nếu bạn đang chi tiêu theo những gợi ý từ bạn bè, thì bạn đang dạy con chi tiêu theo sự sắp đặt của những người khác. Khi người khác gián tiếp kiểm soát chi tiêu của con, thì rõ ràng con không quản lý được chi tiêu của mình. Thay vào đó, bạn nên dạy con tự chủ về việc tiêu tiền.
4. Dùng thẻ tín dụng tùy tiện
Thay vì sử dụng thẻ tín dụng khi đi cùng con, bạn nên để con thấy bạn chi tiêu bằng tiền mặt để con thấy số tiền bạn tiêu dùng lớn như thế nào. Bên cạnh đó, con sẽ biết rằng thẻ tín dụng không phải là phép màu để rút tiền tùy tiện mua mọi thứ con muốn.
5. Bạn xứng đáng có những gì tốt nhất
Nếu con thấy bạn thường xuyên mua đồ vì bạn cảm thấy mình xứng đáng có chúng, con có thể hình thành tâm hưởng thụ, dẫn đến việc khi lớn lên con sẽ cố mua những thứ con thích dù hạn hẹp về tài chính.
6. Không bao giờ nói về tiền
Có thể bạn không muốn nói về tiền bạc bởi vì nó là một vấn đề nhạy cảm trong gia đình. Nhưng nếu bạn không bao giờ nói chuyện về tiền bạc với con, con sẽ không biết cách chi tiêu hợp lí.
Cho con một khoản tiền khi làm các công việc nhà, hoặc để con tặng một khoản tiền cho một tổ chức từ thiện là những bài học tuyệt vời dạy con về cho và nhận, cũng như cách tiêu tiền.
7. Tiêu tiền không có mục tiêu
Con cần biết đặt ra những mục tiêu khi tiêu tiền để có thể cân bằng chi tiêu. Mục tiêu cũng giúp con giảm tâm lí hưởng thụ hay vung tay quá chán.
8. Mê hàng giảm giá
Dù có thể tiết kiệm tiền mua món hàng khi nó được giảm giá, nhưng nếu mua hàng giảm giá liên tiếp thì cuối cùng bạn đã lãng phí tiền bạc.
9. Giữ bí mật chi tiêu
Bạn đã bao giờ mua một cái gì đó, sau đó bảo con đừng nói cho ai biết? Yêu cầu đó tưởng như vô hại nhưng sẽ khiến con nghĩ rằng bạn sẽ cho phép con nói dối về chuyện tiền bạc.
10. Xem nhẹ sức khỏe
Nếu bạn đang ở trên bờ vực tài chính, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Căng thẳng về tài chính, như bị lún sâu trong nợ nần, thậm chí có thể giảm tuổi thọ của bạn.
Hương Trà (Theo Credit)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được quan tâm: [mecloud]VeklpoSvtF[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua