10 thói quen rèn luyện trí thông minh mỗi ngày
Để khỏe mạnh, bộ não của bạn cũng cần phải luyện tập giống như cơ bắp. Dành vài phút để thực hiện những bài tập tinh thần sẽ không chỉ giúp tư duy của bạn mạnh hơn mà còn cải thiện trí nhớ, thậm chí giúp bạn tĩnh tâm.
1. Quan sát
Quan sát không giống với nhìn. Quan sát liên quan tới việc phân tích những gì mà bạn nhìn thấy. Khi quan sát, bạn sẽ nhìn ra tất cả những thứ mà lâu nay bạn đã bỏ qua. Hãy quan sát những gì xung quanh bạn và không ngừng tưởng tượng.
2. Học tập
Nếu bạn mở tâm trí và không bao giờ ngừng học tập, não bạn sẽ quen với việc muốn hiểu biết nhiều hơn và không bao giờ ngừng lại quá trình đó. Hãy nắm lấy bất cứ cơ hội học tập nào từ người khác – những người có kiến thức rộng hơn bạn trong một lĩnh vực nào đó.
3. Lắng nghe
Khi lắng nghe những âm thanh xung quanh là bạn đang hấp thụ một phần của thế giới. Nếu bạn đi bộ dọc con đường, hãy chú ý tới việc người khác đang nói gì để học cách suy nghĩ của họ. Bạn có thể luyện tập thói quen này bằng cách nghe những thể loại âm nhạc mới.
4. Thử nghiệm
Nếu bạn không bước ra khỏi vùng an toàn của mình và bắt đầu thử nghiệm những điều mới, thì bạn có thể bỏ lỡ những thứ có thể thay đổi cuộc sống hoặc tâm trí bạn. Hãy tìm kiếm những khóa học thu hút sự chú ý của bạn, và học về một lĩnh vực mà bạn không biết nhiều.
5. Mở mang
Đừng bao giờ hài lòng với những kiến thức mà bạn đã có từ lâu lắm. Hãy đặt câu hỏi. Dần dần kiến thức của bạn sẽ mở rộng và bộ não của bạn sẽ quen với việc không dừng lại ở một phần thông tin.
6. Nói chuyện
Hãy học từ những người xung quanh bạn. Hãy chia sẻ những thông tin mà bạn lưu trữ trong bộ não đã nhiều năm. Hãy trình bày ý tưởng của mình, phát triển những suy nghĩ mới kết hợp với những kiến thức cũ của bạn.
7. Tập thể dục
Cơ thể và tâm trí là một. Nếu một thứ đang ở trong tình trạng không tốt thì thứ kia có thể nhận hậu quả. Hãy dành 20 phút mỗi ngày để thực hiện những bài tập khác nhau để cung cấp oxy cho tâm trí bạn.
8. Thiền
Thiền là một cách hữu ích để tâm trí bạn thư giãn, nghỉ ngơi chuẩn bị cho những hoạt động tư duy khác.
9. Phân tích các khả năng
Hãy cố gắng suy nghĩ thoát ra khỏi những giới hạn, và luôn tìm kiếm nhiều câu trả lời nhất có thể, thay vì tìm kiếm câu trả lời hợp lý nhất. Đừng bao giờ ngừng khám phá những ý tưởng, tìm ra các giải pháp.
10. Chơi đùa với trí não
Chẳng có gì sai nếu bạn cho tâm trí đi “du lịch” một chút. Khi bạn dựng lên một vũ trụ trong đầu – nơi mà mọi thứ đều có thể xảy ra, bạn sẽ giúp luyện tập trí não, thậm chí khiếu hài hước của bạn có thể có những thay đổi tích cực.
Bí mật về hiệu quả của những phương pháp này là bạn phải thực hiện chúng mỗi ngày. Hãy lắng nghe, quan sát và tận dụng thế giới mà bạn đang sống.
Theo VietNamNet
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua