Dòng sự kiện:

10 trò chơi đơn giản giúp phát triển trí não của bé

20:00 26/01/2016
Bạn sẽ không ngờ rằng có những trò chơi với con cực đơn giản và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hai mẹ con. Hãy cùng khám phá 10 trò chơi dưới đây.

 

 

1. Thử đo đồ vật

Sử dụng những vật dụng hàng ngày để dạy cho con cách đo lường. Mặc dù thước kẻ là công cụ đo lường thông thường nhất, nhưng thử nghiệm với chính mình sẽ làm cho quá trình học tập thú vị. Xếp các quả táo chồng lên nhau để bé đo xem mình cao bằng bao nhiêu quả táo, hoặc xác định xem bao nhiêu đồ hộp thì xếp đầy tủ lạnh. Như vậy bé sẽ có khả năng định lượng và quan sát các đồ vật khác nhau.

2. Dán nhãn cho đồ dùng gia đình

Chọn một hoặc hai đồ vật trong nhà để dán nhãn, chẳng hạn như tủ lạnh, cửa sổ, ghế trong vài tháng rồi sau đó chuyển sang cái khác. Làm các nhãn cùng kích thước và sử dụng một phông chữ cơ bản để bé có thể dễ dàng nhận ra chúng. Dán nhãn các đồ vật giúp bé nhận biết và tự xác định mọi thứ.

3. Săn tìm đồ vật

Trẻ em là những điều tra viên bẩm sinh vì các bé cực thích khám phá. Tại các siêu thị, hãy thử yêu cầu con tìm các loại thực phẩm có một trong những màu sắc cụ thể (như màu đỏ) hoặc tìm các đồ vật có một hình dạng nhất định (giống như hình tròn). Nếu con cần bạn hỗ trợ, bạn hãy lấy ra đồ vật mẫu rồi để bé lựa chọn cái nào giống với yêu cầu.

4. "Góp nhặt" kiến thức khi dạo phố

Để bé làm quen với thành phố của mình bằng cách chỉ cho bé các siêu thị, ga tàu, trạm xăng, và những địa điểm khác. Khi bạn đi qua mỗi nơi đó, nói chi tiết cho bé như các mặt hàng chủ lực của chỗ này, chỗ kia, những người làm việc ở đó, mục đích của chuyến đi, và những gì có thể tìm thấy bên trong đó. Sau đó, vẽ hoặc in hình ảnh của những nơi này vào những chiếc thẻ nho nhỏ. Lần sau khi ra ngoài với con, hãy đề cập đến những chiếc thẻ đó với bé.

5. Học từ vựng qua bài hát

Phát triển kỹ năng này bằng cách tạo ra những giai điệu buồn cười, đếm đến mười, hoặc hát những bài dễ hát, quen thuộc như “Một con vịt”, hay “Ba ngọn nến lung linh”.Trung bình mỗi ngày bé sẽ học được chín từ mới. Khuyến khích bé hát trong xe, trong khi chơi, và trong khi tắm. Bé sẽ bắt đầu học qua bài hát, học các chữ cái, con số, các ngày trong tuần, và các bộ phận cơ thể dễ dàng nhờ những giai điệu du dương.

6. Dán ảnh lên tường

Để ảnh của bạn bè và gia đình ở nơi dễ thấy nhất trong phòng của con để phát triển trí nhớ. Viết tên của mọi người vào các tờ giấy ghi chú như "dì", "chú" và "anh em họ" và đặt chúng ở góc dưới cùng của mỗi bức ảnh. Thường đề cập đến những từ đó, đặc biệt khi gia đình tụ họp. Bỏ các ghi chú dán trên những bức ảnh khi bé đã dần quen thuộc với tất cả mọi người. Ngoài ra, đọc sách về anh chị em, dì và chú bác, và yêu cầu con xác định mỗi thành viên gia đình được đề cập trong truyện.

7. Tạo một cửa sổ thời tiết

Lấy một tờ giấy trắng và để bé vẽ một bức tranh về thời tiết trong ngày bằng cách sử dụng nhiều công cụ vẽ như bút chì màu, bút dạ, màu nước,... Sau đó, cắt ba dải dài từ giấy thủ công màu nâu và ba dải ngắn để làm một khung cửa sổ bằng giấy.

Giúp con dán hai dải dài và hai dải ngắn xung quanh mép giấy để tạo khung cửa sổ. Hai dải cuối cùng (một dài và một ngắn) nên được để thành hình chữ thập và dán ở giữa tờ giấy để làm một cửa sổ có bốn ô. Gắn vào khung cửa sổ các từ  mô tả thời tiết như lạnh giá, tuyết rơi, nắng,... và một ngày kèm theo để so sánh các mô hình thời tiết theo thời gian. Chọn một "góc thời tiết" để treo "cửa sổ" và thay đổi chúng hàng tháng! 

Hương Trà (Theo Parents)

Nguồn: Gia đình Việt Nam