10 việc phải làm nhưng nhiều mẹ lại quên khi mang thai
Cho dù đã sinh con hay chưa, việc nắm được những thông tin cần thiết với các mẹ bầu có thể rất khó khăn. Một số mẹ thường khá e dè khi đặt câu hỏi trong khi số khác không được trang bị những thông tin cần thiết để đặt đúng câu hỏi.
Dựa trên sự tư vấn của những chuyên gia sản phụ khoa, dưới đây là 10 kiến thức hữu ích về thai kỳ, giúp cho những lần khám thai sắp tới của các mẹ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Nên làm ngay
Tìm gặp bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt
Sức khỏe của bé sau khi sinh là thứ các mẹ nên dành nhiều thời gian từ trước để đặt câu hỏi. Hãy tranh thủ liên hệ với 1 số bác sĩ nhi khoa vào quanh thời điểm 30 tuần mang thai và đảm bảo có đủ thì giờ để chọn ra một người phù hợp nhất.
Lên kế hoạch sau khi sinh
Các gia đình thường dành rất nhiều thời gian lên kế hoạch cho đứa bé sắp sinh của mình, bao gồm tạo lập một kết hoạch sinh đẻ và chuẩn bị những thứ cần thiết ở thời điểm nhập viện. Điều quan trọng nhất là các bố mẹ cũng đừng nên bỏ qua những gì sẽ diễn ra trong phòng mổ. Các bố mẹ cũng nên tạo kế hoạch cho việc ăn uống, giặt giũ và đảm nhiệm toàn bộ những công việc khác trong nhà.
Mẹ bầu nên sắp xếp trước việc ai sẽ là người giúp đỡ mình khi ở cữ. (Ảnh minh họa)
Khi đang mang thai
Tránh nghe những lời qua tiếng lại về việc mang thai tốt hay xấu
Một số người thường có thái độ tiêu cực về mọi thứ và không ngần ngại lan truyền nó cho những người khác. Do vậy, các mẹ đừng nên nghe kể những câu chuyện đại loại như quá trình mang thai kinh khủng từ bạn thân của chị gái của bạn cùng kí túc xá với mẹ của bạn.
Trang bị kiến thức về những loại mĩ phẩm
Tương tự như việc thay đổi chế độ ăn và nguồn dinh dưỡng hấp thụ khi mang thai, các mẹ cũng nên có hiểu biết nhất định về thành phần trong các sản phẩm làm đẹp của mình. Dù không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn chế độ chăm sóc da sang việc dùng các sản phẩm hữu cơ¸ nhưng các mẹ nên tránh dùng những loại mĩ phẩm chứa các thành phần như etinols, retinoids và salicylic acids. Hãy nhờ tư vấn từ bác sĩ da liễu nếu các mẹ còn băn khoăn về các mĩ phẩm thường ngày của mình.
Thường xuyên đi tất
Dù không nhất thiết phải theo đuổi những gu thẩm mĩ cầu kỳ, nhưng bật mí với các mẹ là mặc quần tất sẽ có tác dụng lâu dài trong việc phòng tránh bệnh suy tĩnh mạch khi mang thai dù triệu chứng này có thể suy giảm theo thời gian.
Gặp biến chứng khi mang thai thì nên làm thế nào?
Hãy nói truyện với bác sĩ và lên kế hoạch chữa trị trong trường hợp có những biến chứng xảy ra khi mang thai hoặc nhờ giới thiệu đến những chuyên gia y tế sản khoa. Họ là những người được đào tạo bài bản để giải quyết những biến chứng khi mang thai và có những lời khuyên hữu ích để các mẹ đối phó với vấn đề trên.
Làm thế nào khi không có bảo hiểm y tế ?
Viễn cảnh bị mất việc hay gặp biến chứng khi mang thai là những thứ các mẹ đều không dám nghĩ đến, nhưng hầu hết các mẹ lại không chuẩn bị sẵn tinh thần khi 2 trường hợp trên xảy ra. Nên trong trường hợp phát hiện mình không còn được hưởng phúc lợi bảo hiểm, các mẹ hãy liên hệ ngay với bệnh viện nơi chuẩn bị sinh để có sự tư vấn tốt nhất.
Vào ngày sinh đẻ
Đảm bảo bác sĩ đỡ đẻ cho mẹ được hẹn trước
Với những mẹ có bác sĩ cá nhân, một điều rất hay quên là họ còn nhiều bệnh nhân riêng khác cần được chăm sóc, chứ đừng nói đến lịch trình làm việc bận rộn tại phòng khám hay bệnh viện. Vì lí do trên, các mẹ hãy đảm bảo một lịch trình đỡ đẻ được ấn định từ trước. Trong trường hợp lâm bồn ngoài thời điểm dự kiến, hãy nhờ đến một bác sĩ “thường trực” khác đỡ đẻ hộ.
Đảm bảo khoa sản trong bệnh viện có hoạt động 24/24
Trong những trường hợp mẹ lâm bồn lúc nửa đêm hoặc vào ngày cuối tuần, các bác sĩ riêng nếu không được liên lạc từ trước sẽ phải tốn không ít thời gian để có mặt tại bệnh viện hay phòng khám. Trong thời gian đó, các mẹ chỉ có thể nhờ đến sự chăm sóc từ các bác sĩ thường trực hoặc nhân viên bệnh viện. Hãy đảm bảo cho sự tương tác giữa các bác sĩ đang có mặt ở phòng khám với bác sĩ mà mình đặt lịch từ trước được diễn ra thuận lợi trong thời gian chờ đẻ.
Thoải mái với những câu hỏi từ bác sĩ
Cuối cùng, các mẹ không việc gì phải xấu hổ với những câu hỏi từ bác sĩ. Dù điều chắc chắn là những câu hỏi này thường mang tính tế nhị và nhạy cảm, nhưng thật sự không ai đề cập đến chúng tốt hơn những chuyên gia y tế có kinh nghiệm và hiểu về chúng một cách tường tận.
Theo Khám phá
- Thủ tướng New Zealand thông báo mang thai với bạn trai
- Que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ là dấu hiệu mang thai?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua