1001 chuyện bi hài khi sinh viên ở trọ chung
Tôi dùng ít, sao bạn dùng nhiều thế?
Mới đây, trên diễn đàn của Trường ĐH Luật Hà Nội có đăng “tâm thư” của một nữ sinh viên (SV). Trong thư, cô chia sẻ: “Em là SV K41 trường mình, trọ ở bên Chùa Láng, phòng này là em đứng ra làm hợp đồng rồi tìm người ở ghép.
Ngay từ ban đầu khi đến ở cùng nhau, em đã nói thẳng với bạn rằng em muốn mọi người sống cùng tiết kiệm và sử dụng đồ sinh hoạt một cách hợp lý, 2 bạn kia đồng ý và nói là cũng muốn tiết kiệm cho gia đình.
Ở được với nhau vài tháng, em phát hiện có một bạn sinh hoạt vô cùng hoang phí, nước nóng, lạnh bạn ấy cứ bật rồi quên tắt. Máy sấy thì cứ sấy gần tiếng đồng hồ mới xong, lại còn động tí là mang quần áo ra là, máy tính xách tay thì cắm điện nguyên cả ngày. Nước thì cứ xả xối xả...”. Chủ nhân của những dòng trạng thái này còn tỏ ra rất bức xúc khi bạn cùng phòng không tế nhị, dẫn bạn trai về phòng.
Thành viên TrucThuTran bình luận: “Bạn bè ở với nhau phải biết tiết kiệm cùng nhau chứ”.
Còn thành viên MiahBui cho rằng: “Phong cách sinh hoạt mỗi người mỗi khác, mình không dám nhận xét gì, nhưng riêng việc đem người yêu về nhà mà còn ngủ qua đêm thì vô duyên quá”.
Nguyễn Thị Tuyết Hương, SV Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, chia sẻ: “Bạn bè thân không dám ở chung, sợ mất tình bạn. Em sống một mình nhưng ngày nào cũng nghe “bài ca muôn thuở” của mấy bạn phòng bên: Tôi dùng ít mà sao bạn dùng nhiều thế?”.
Sinh viên ở ghép để tiết kiệm chi phí nhưng phải đối mặt nhiều mâu thuẫn nảy sinh. Ảnh: Nữ Vương
Nên thẳng thắn với nhau
“Tụi em đã từng nghĩ nếu không chấp nhận được thì nên nói thẳng ra để cho dễ sống. Nhưng khi nói thẳng hết những suy nghĩ trong lòng thì bạn kia tỏ ra bực tức và từ đó không còn nhìn mặt em nữa. Đi học gặp nhau như 2 người xa lạ trong khi đã từng là bạn rất thân từ thời THPT”, Kiều Trang, SV Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho hay.
Với Nguyễn Thị Tú Anh, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trong suốt 4 năm đại học đã chuyển chỗ trọ 7 lần vì môi trường sống, vì giá phòng tăng... nhưng nguyên nhân chính vẫn là không hài lòng với bạn chung phòng.
“Mình muốn phát điên khi mỗi lần về phòng là thấy như một bãi rác. Mình đâu phải ô sin mà suốt ngày cứ dọn dẹp. Thế là chuyển trọ, chuyển qua bên này thì gặp đứa bạn nhiều chuyện, suốt ngày cứ tám chuyện làm mình không tập trung học bài được.
Một lần ở ghép với 3 bạn khác, trong đó có 2 bạn không vừa lòng bạn kia nên suốt ngày nói xấu nhau. Thế là cãi nhau một trận. Không can ngăn kịp là xảy ra xô xát. Từ đó là đường ai nấy đi”, Tú Anh bức xúc kể lại.
Dù nhà ở ngay trung tâm Sài Gòn nhưng nhiều bạn trẻ vẫn đi ở trọ để có những trải nghiệm về cuộc sống sinh viên...
Theo thạc sĩ tâm lý Chế Dạ Thảo, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, những người bạn đến từ nhiều vùng quê khác nhau, gia cảnh, nền nếp, thói quen sinh hoạt khác nhau; lại cùng ăn, học, ngủ trong một không gian chung chỉ vỏn vẹn vài chục mét vuông thì chuyện xích mích cũng dễ hiểu. Ngay cả khi ở gia đình, thỉnh thoảng chúng ta vẫn mâu thuẫn với người thân.
Tuy nhiên, chuyện nhỏ nhưng nếu không biết giải quyết sẽ có những hệ quả không hề nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và chất lượng sống của mỗi cá nhân, thậm chí là hận thù và trở mặt với nhau.
Thạc sĩ Thảo khuyên không phải sự thẳng thắn nào cũng gây mất lòng, chủ yếu phụ thuộc vào cách chúng ta diễn đạt vì thiện cảm ban đầu là cực kỳ quan trọng.
Ngay từ đầu cần thỏa thuận những gì “cần” làm một cách rõ ràng nhưng hết sức dễ chịu để đánh vào tính tự giác của mỗi bạn. Thay vì viết những điều “nên và không nên”, “được và không được”, ta thay bằng những cụm từ thoải mái hơn như: “Đi nhẹ - nói khẽ - cười duyên bạn nhé”.
“Khi có khuất tất hay mâu thuẫn với nhau, không có cách nào khác để gỡ bỏ hơn là trò chuyện với nhau. Nhưng phải luôn nhớ sự chia sẻ hay trao đổi nào cũng luôn cần thiện chí. Khi đối phương đang nghĩ mình làm đúng, nếu bạn bảo họ sai và can thiệp một cách thô bạo, hiển nhiên họ sẽ phản ứng ngược, điều đó không có lợi cho cả hai.
Sự thiện chí luôn là điều cần thiết xuyên suốt đối với những người chung sống cùng nhau”, bà Thảo nhấn mạnh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chia sẻ của bà mẹ chồng khổ sở trong 'Sống chung với mẹ chồng'
- VTV cắt hoàn toàn các cảnh quay của Minh Béo trong phim
- Tự xem số phận qua bàn tay: 9 gò trong lòng bàn tay
- Học tiếng Anh: Cách nói 'vượt đèn đỏ' trong tiếng Anh
- Lý Nhã Kỳ tiếp tục bảo trợ cho tổ chức Cinéfondation của LHP Cannes
- Julia Robert biết ơn mẹ mình đã không dạy cô trở thành bà mẹ vĩ đại
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua