11 tật xấu “khó đỡ” của mẹ khi mang bầu
1. Ngáy
Có nhiều lý do khiến bạn bị ngáy khi mang bầu, có thể là do tư thế ngủ thẳng lưng và tăng cân (làm cho cổ họng bị chèn và phát ra tiếng) hoặc cũng có thể do công việc nhiều lại phải “vác bụng” nặng khiến ban trở nên mệt mỏi. Trong lúc ngủ, bạn sẽ không ý thức được việc ngáy to của mình.
2. Đi làm muộn
Tất nhiên rồi, các bà bầu thường tự cho phép mình đi làm muộn vì lý do mang bầu. Thực tế, có nhiều nguyên nhân như mệt mỏi, ngủ dậy muộn, đi lại chậm chạp khiến họ “lười” vận động cả chân tay lẫn cái đầu để dậy sớm đi làm đúng giờ.
3. Thức khuya
Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn.
4. Nói dối
Không ít phụ nữ cảm thấy hoang mang khi mang bầu trong 3 tháng đầu. Họ giấu giếm sự thực này cho đến tận khi đến tháng thứ 4 của thai kì khi biết chắc rằng em bé của mình đang lớn lên khỏe mạnh. Những người xung quanh thấy họ khó tính, chán ăn, kiêng ăn đủ thứ lại hiểu lầm rằng họ đang có vấn đề tình cảm gia đình, hay có chuyện buồn đau. Quả thật phụ nữ nào rơi vào tình huống như thế này đáng được thông cảm hơn là bị dị nghị.
5. Ở lì trong toilet
Chẳng ai muốn đứng sau một bà bầu chờ đến lượt vào toilet bởi họ có thể chiếm giữ toilet đó cả giờ. Hay nói cách khác, các bà bầu có nhu cầu vào toilet liên tục do họ cần uống nhiều nước trong suốt thai kỳ và quá trình bài tiết hoạt động nhanh hơn.
6. Kén ăn
Rất nhiều mẹ bầu mắc chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu, thậm chí là cả thai kỳ nên thường có cảm giác chán ăn, lười ăn hoặc chỉ ăn một vài món mình thích. Điều này không hề tốt nhé. Việc mẹ kén ăn có thể ảnh hưởng đến sự dung nạp dinh dưỡng cho cơ thể, khiến cơ thể không đủ chất. Hơn thế nữa, chế độ ăn “khiêm tốn” của mẹ còn ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé nữa. Nếu mẹ chỉ ăn một vài món yêu thích thì sau này khi chào đời, bé cũng chỉ ăn được những món đó thôi.
7. Buồn ngủ triền miên
Hầu hết các bà bầu đều mắc tật xấu buồn ngủ cả ngày trong thai kỳ do thay đổi hoóc-môn, nhau thai phải hoạt động liên tục để nuôi dưỡng em bé phát triển không ngừng nghỉ.
[mecloud]xsOMSBU512[/mecloud]
8. “Dây thần kinh xấu hổ ngắn lại”
Bạn sẽ có rất nhiều thay đổi hình thể khi mang thai. Thông thường các bà bầu không cảm thấy xấu hổ khi tâm sự với nhau những vấn đề tế nhị chỗ đông người như trước nữa. Đó là một chuyện hết sức bình thường và cũng khá cần thiết đối với những người đang mang thai. Nhiều người cho rằng “dây thần kinh xấu hổ” bỗng chốc “ngắn lại” kể từ khi mẹ mang bầu, tuy nhiên cũng đừng quá để ý, bởi điều đó thực sự cần thiết cho bản thân họ và cho đứa con trong bụng.
9. Hay cáu gắt
Chúng ta đều biết rằng tính cách của thai nhi bị ảnh hưởng rất lớn từ tính cách và tâm trạng của mẹ trong thời gian mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng của mẹ thường xuyên stress khi mang bầu có thể dẫn đến những thay đổi trong môi trường vật lý và truyền đến bé qua nhau thai, và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.
Một ví dụ điển hình nếu mẹ bầu thường xuyên ủ rũ, chán nản hay buồn bã thì đữa trẻ sau này sinh ra chắc chắn sẽ không thể hay cười và cũng buồn như mẹ.
Vì thế, việc duy trì một tâm trạng tốt khi mang thai là rất cần thiết.
10. Ngồi nhiều
Hầu hết phụ nữ có thai đều ngại đi lại bởi tâm trạng mệt mỏi, cân nặng tăng, bụng to và sợ gặp tai nạn khi đi đứng ở chỗ đông người. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang bầu không nên lười vận động, ngủ quá nhiều và ngồi quá lâu tại một chỗ
Bên cạnh đó, nếu mẹ mang bầu ngồi quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sau này đấy.
11. Lười biếng
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường nghĩ rằng đây là thời gian mình cần được nghỉ ngơi nhiều và gia đình cũng ưu tiên hết mức. Vì vậy sản phụ thường không làm việc và chỉ nằm một chỗ. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và dễ sinh ra những đứa trẻ kém phát triển.
Thực tế, mẹ bầu và em bé có sự kết nối thông tin rất mật thiết. Khi mẹ làm việc, suy nghĩ đầu óc hay vận động chân tay thì em bé đều cảm nhận được và đó như sợi dây vô tình kết nối hai mẹ con. Mẹ lười học tập, lao động sẽ sinh ra những em bé cũng sẽ lười biếng, kém phát triển trí não.
Chi Chi (Tổng hợp)
Theo Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua