13 mẹo giúp phân biệt thực phẩm tươi hay hỏng dễ dàng nhất
Mẹo giúp phân biệt thực phẩm tươi hay hỏng
Bạn nên tham khảo những mẹo dưới đây để dễ dàng nhận biết và tránh mua vào thực phẩm hỏng ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình và đời sống của chính bạn:
Trứng: Để nhận biết trứng còn tươi hay không bạn hãy đập trứng vào một bát nước lạnh, nếu trứng chìm xuống đáy tức là trứng rất tươi. Trong trường hợp trứng nổi một phần nghĩa là trứng hơi cũ vẫn có thể ăn được. Nếu trứng nổi hẳn lên mặt nước thì chúng đã quá cũ và bạn nên bỏ. (Ảhh: Internet)
Bơ: Phần lớn các loại bơ có thể sử dụng được rất lâu, hiếm khi quá hạn. Nhưng nếu điều đó xảy ra, bạn hãy để ý đến sự đổi màu, vị chua và bốc mùi của chúng. Thông thường bơ có thể bảo quản 4 tháng trong tủ lạnh. Nếu bảo quản bên ngoài bạn cần che chắn bơ khỏi ánh sáng mặt trời. (Ảnh: Internet)
Thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp không thể để được quá lâu. Ngoài việc xem hạn sử dụng bạn cũng cần để ý qua tình trạng của vỏ hộp. Nếu vỏ bị móp, gỉ, hoặc nắp bị phồng, đây là dấu hiệu thực phẩm bên trong không còn nguyên vẹn. Nguy hiểm nhất là khi nắp phồng. Đây là dấu hiệu của vi khuẩn botulinum có thể gây tử vong ở bên trong tích tụ và giải phóng các khí tạo nên áp lực lên vỏ hộp. (Ảnh: Internet)
Bánh mì: Đối với bánh mì, bất kì dấu hiệu nào của nấm mốc đều phải bị loại bỏ. Bánh mì rất xốp giúp các rễ của nấm lan nhanh ra tất cả các góc bánh. Phần ngọn có thể đổi sang nhiều màu từ xanh đến trắng. (Ảnh: Vietnamnet)
Sữa: Dấu hiệu sữa hỏng là khi có mùi lạ, sữa đổi màu hoặc khi bề mặt có sự kết dính. Đối với các sản phẩm khác từ sữa cũng tương tự. Kem cũng sẽ có các dấu hiệu trên, thậm chí còn có cả nấm mốc. (Ảnh: Internet)
Trái cây: Kiểm tra độ tươi của trái cây là khá dễ dàng. Bạn có thể nhận biết bởi sự thay đổi kết cấu và màu sắc. Nấm mốc, sạm màu, vỏ nhăn nheo, hay sự bốc mùi là những dấu hiệu cho biết trái cây không còn ăn được. Chuối là một loại trái cây đặc biệt. Khi vỏ chuyển sang màu đen và kết cấu bị thay đổi, chuối quá chín chứ không phải hỏng. Nếu không thích ăn, bạn có thể dùng chuối chín làm các món nướng, chẳng hạn như bánh mì chuối nướng. (Ảnh: Vietnamnet)
Gia cầm: Rất khó nhận biết thịt gia cầm hỏng qua màu sắc, bởi một số loại thịt có màu trắng đến vàng, đỏ hoặc hồng. Màu duy nhất bạn không nên ăn là màu xám đen. Dấu hiệu tin cậy khác để nhận biết thịt gia cầm hỏng là mùi khét, hoặc kết cấu thịt quá nhầy.
Thịt nguội: Các loại thịt nguội chỉ có thể giữ được 5 ngày sau khi bóc vỏ. Chúng chứa nhiều loại chất bảo quản và trải qua quá trình chế biến cầu kỳ. Khi thịt hỏng, chúng sẽ trở nên nhầy nhụa và còn có thể bốc mùi như giấm hoặc amoniac.
Cơm: Các loại gạo nếu được bảo quản đúng cách có thời hạn sử dụng gần như vô tận. Tuy nhiên, gạo lứt có thể hỏng nhanh trong vòng 6 tháng do có hàm lượng dầu bên trong. Cơm chín là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn đừng cố giữ cơm sau khi nấu từ 4 đến 6 ngày. Khi cơm xuất hiện mùi thơm hoặc trở nên quá khô, hãy bỏ chúng đi.
Rau xanh: Độ tươi của rau xanh tùy thuộc rất nhiều vào cách bạn bảo quản chúng. Hầu hết rau xanh sẽ giảm chất lượng khi có dấu hiệu đổi màu, mềm hoặc nhão, héo hoặc mốc. Một số loại như khoai tây và hành tây nếu giữ lâu sẽ có xu hướng mọc mầm. Bạn có thể cắt bỏ phần mọc lên để sử dụng, hoặc nếu bụng yếu hãy bỏ chúng đi. (Ảnh: Internet)
Cá: Bản thân cá đã có mùi tanh, nhưng nếu mùi đó trở nên nồng nặc thì đó là dấu hiệu cá đã hỏng không còn ăn được nữa. Tương tự như thịt đỏ hay thịt gia cầm, kết cấu thịt cá khi hỏng sẽ lỏng và dính bất thường. Nguyên tắc chung khi chế biến cá tươi là bạn không nên để thịt cá quá 36 giờ.
Sữa chua: Sữa chua có các lợi khuẩn sống, rất tốt cho sức khỏe đường ruột và hoạt động như một chất bảo quản. Nhưng sau một thời gian các lợi khuẩn sẽ chết, dẫn đến nấm mốc, đóng cục hoặc quá nhiều nước. Nếu bạn nhận thấy sữa chua có nhiều nước hơn bình thường, tốt nhất hãy bỏ chúng đi và mua mới.
Phô mai: Phô mai là loại thực phẩm khó đánh giá sự hư hỏng nhất bởi chúng có xu hướng ăn ngon hơn theo thời gian. Hãy nhớ các loại phô mai tươi mềm như feta, mozzarella, phô mai kem sẽ có thời gian sử dụng ngắn do độ ẩm cao. Các loại phô mai cứng như parmesan, cheddar... sử dụng được lâu hơn rất nhiều. Ngay cả khi phô mai có nấm mốc bên ngoài bạn cũng chỉ cần bắt bỏ phần đó đi vẫn sử dụng bình thường. (Ảnh: Internet)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Top mẹo hay hữu ích khi chế biến thực phẩm
- 12 thực phẩm mẹ bầu cần tránh xa
- Chuẩn bị bữa sáng với 8 thực phẩm lành mạnh và đủ dinh dưỡng
- Gửi tiết kiệm thời kinh tế khó khăn, nhất định phải nhớ 5 điểm để đảm bảo an toàn, nhận tối đa lợi nhuận
- 5 thiết bị vẫn ngốn điện dù không sử dụng, nhiều người không biết
- Mách bạn cách ăn chôm chôm ngon gấp 3 lần lại vô cùng đơn giản
- 5 mẹo cực đơn giản để chữa đầy hơi, chướng bụng từ 5 loại gia vị bếp nhà nào cũng có
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua