14 điều người Việt thường kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới
Tránh cãi vã ngày đầu năm
Đầu năm dù là những người đã có cãi vã, xích mích từ trước thì cũng tránh va chạm gây bất hòa. Trong gia đình mọi người cũng vui vẻ, giữ hòa khí để cả năm vui vẻ, đoàn kết. Những ngày này dù trẻ nhỏ có nghịch ngợm, phạm lỗi thì người lớn cũng chỉ cười xòa bỏ qua, tránh mắng mỏ, lớn tiếng.
Tránh làm đổ vỡ
Ngày đầu năm để may mắn, vui vẻ mỗi người cũng nên cẩn thận tránh để đổ vỡ đồ đạc trong nhà. “Đầu xuôi, đuôi lọt” những ngày đầu năm thuận lợi thì cả năm cũng xuôi chèo mát mái.
Tuy nhiên, vào những ngày đầu năm đôi khi việc đổ vỡ vẫn xảy ra. Lúc này có thể trấn an người thân trong gia đình rằng tiếng vỡ khá giống tiếng phát. Bát đĩa, đồ đạc rơi cũng là cả năm gia đình làm ăn phát đạt.
Trong ngày đầu năm mới, nhất là ngày mồng 1 Tết Nguyên đán, người Việt thường tránh làm đổ vỡ... Ảnh minh họa
Quét nhà
Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.
Kiêng cắt tóc
Theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay móng tay, móng chân vào ngày mùng 1 đầu tháng sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu tháng, đầu năm.
Kiêng một số món ăn
Theo quan niệm dân gian, nếu ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng vào ngày đầu tháng thì sẽ không may mắn, bệnh tật lâu khỏi, mất của...
Quà kiêng tặng ngày Tết
Người Việt thường có thói quen tặng quà dịp Tết, tuy vậy không phải món quà nào cũng có thể đem đi biếu dịp này. Chẳng hạn không nên tặng mực, tặng mèo vì theo quan niệm như vậy là mang lại xui xẻo, nghèo túng cho gia chủ. Kiêng tặng đồng hồ, đặc biệt là với người già vì khiến họ nghĩ rằng thời gian sống còn lại của mình ngắn ngủi.
Kiêng tặng hạt tiêu vì sợ mọi thứ tiêu tan, kiêng tặng nước vì như vậy đồng nghĩa với việc đem vận may của mình cho người khác. Kiêng tặng dao, dĩa, kéo vì đem lại sự xung khắc cho gia đình gia chủ.
Kỵ người xông đất không hợp tuổi gia chủ
Theo phong tục người Việt Nam, người đến xông đất đầu năm rất quan trọng. Tục xông đất đầu năm quan niệm người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng một Tết sẽ đem lại may mắn, hay xui xẻo cho gia đình ấy cả năm. Vì vậy, người xông đất thường được chọn trước, và cần hội đủ các điều kiện như khỏe mạnh, tình tình nhu hòa, hiếu thuận, đặc biệt là đang ăn nên làm ra… để xông đất.
Sáng mùng một Tết nếu người không được chọn mà cứ tự nhiên đến thì gia chủ sẽ không vui, sự tiếp đón cũng bớt niềm nở, chu đáo. Do đó, những người “nặng vía”, xung tuổi với gia chủ không nên đến xông nhà ngày đầu năm.
Kỵ mai táng
Ngày Tết nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại hàng xóm lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng một đầu năm. Trường hợp người thân mất đúng ngày mùng 1 Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng 2 làm lễ.
Không cho lửa, cho nước ngày đầu năm
Lửa đỏ vốn tượng trưng cho sự may mắn, phát tài nên vào ngày đầu năm người ta kiêng kỵ chuyện cho lửa bởi chẳng khác nào đem may mắn của mình cho người khác. Vì vậy, ngày đầu năm khi đi chùa thì mỗi người cũng nên chuẩn bị diêm hay bật lửa riêng.
Cùng với lửa thì nước cũng là một phần của ngũ hành. Ông cha ta có câu “tiền vào như nước” nên đầu năm cho nước cũng chẳng khác nào mất tài, mất lộc.
Kiêng gặp gái, người vía dữ
Theo quan niệm dân gian, ra đường gặp gái hay người dữ vía là điều không may, đặc biệt là vào ngày mùng 1 đầu tháng. Đối với những người có việc phải đi làm ăn xa hay người kinh doanh, buôn bán, họ rất kỵ ra đường gặp đàn bà hay người vía dữ. Họ quan niệm, gặp gái và người vía dữ đầu tháng sẽ khiến việc buôn bán cả tháng đó không thuận lợi.
Để xua đuổi sự xúi quẩy này, nhiều người thường đi vào lại nhà sau khi gặp gái. Thậm chí, có người phải hẹn gặp một người có tính cách cởi mở, hay gặp may vào đầu tháng khi ra ngoài ngõ.
Không vay mượn
Ngày đầu năm người Việt kiêng kỵ cả chuyện đi vay hay đi đòi nợ, trả nợ. Mọi khoản nợ đều được thanh toán vào năm cũ, nếu không kịp thì cũng phải để qua dịp đầu năm. Cho vay ngày đầu năm chẳng khác nào đem tiền tài đi cho người khác. Đòi nợ ngày đầu năm cũng khiến người đòi mệt mỏi và người bị đòi thì ảnh hưởng đến tài lộc may mắn.
Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
Kiêng mặc quần áo màu đen (hoặc trắng)
Theo quan niệm của người xưa, màu đen và trắng là màu của tang lễ, chết chóc. Thay vào đó nên mặc đồ màu hồng, đỏ, vàng, xanh… tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới.
Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
Những người làm ăn, buôn bán cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ biến mất nhanh chóng nên thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng và chọn dịp cuối tháng mới đến thăm. Các tài xế cũng rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, tai nạn...
Đối với những người có bầu: Các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị sài đẹn (ốm đau quặt kẹo)
Thực tế đã chứng minh, những kiêng kỵ đi thăm phụ nữ đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bặm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước 5 ngày Tết Nguyên đán Mậu Tuất
- 4 cách chống nhăn da mặt ngày Tết cho bạn làn da căng mịn như ý
- Ngày tết, cẩn trọng những thực phẩm có thể khiến bạn bị ung thư
- Chú chó mang bộ mặt 'hờn cả thế giới' tại đường hoa ngày Tết
- Vì sao cúng giao thừa là lễ quan trọng nhất Tết Nguyên đán?
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua