15 cơ quan bảo vệ nhưng trẻ bị xâm hại không biết gọi ai
Đông đảo người quan tâm, phụ huynh đã đến cuộc tọa đàm "im lặng hay lên tiếng" để bày tỏ sự quan tâm với nỗ lực ngăn chặn vấn nạn xâm hại trẻ em - Ảnh: VIỆT DŨNG
Dẫn thông tin từ báo cáo của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, ban tổ chức tọa đàm cho biết trong số trên 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục mỗi năm, có gần 60% các cháu 12-15 tuổi, 13% mới chỉ dưới 6 tuổi.Bà Vân Anh - giám đốc Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên chia sẻ như vậy tại cuộc tọa đàm tổ chức chức chiều 14-3 về ngăn chặn vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em.
Bà Nguyễn Vân Anh: 15 tổ chức bảo vệ trẻ em nhưng khi có trẻ bị xâm hại thì không biết gọi ai - Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động và thương binh xã hội, quy định hiện hành đang có khoảng trống và chưa đầy đủ, khiến nhiều hành vi dâm ô trẻ em bị bỏ sót khi tính căn cứ xử lý tội phạm.
"Công an một số nơi trong đó có công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đã đánh tráo khái niệm, khiến vụ việc chậm được xử lý" - ông An nói.
Theo thống kê của Hội Bảo vệ quyền trẻ em VN, phần lớn thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu là người thân, hàng xóm, thậm chí là người ruột thịt.
Tại cuộc tọa đàm, cha ruột của một trẻ em bị xâm hại tình dục khi bé 3 tuổi cho hay gần 2 năm nay gia đình đã đi khắp nơi nhưng thủ phạm vẫn chưa được đưa ra xét xử.
Anh khóc, nói: "Con tôi chỉ là một trong số những đứa trẻ bị xâm hại tình dục, nhưng tôi muốn nói để cho nhiều cháu nhỏ nữa, bảo vệ nhiều cháu nữa khỏi nạn xâm hại."
"Một trẻ em Việt Nam hiện có 15 cơ quan, tổ chức có chức năng bảo vệ, nhưng khi một đứa trẻ bị cưỡng hiếp không biết gọi ai. Các cơ quan tổ chức hãy thôi đau xót chung chung mà hãy hành động" - bà Vân Anh - giám đốc Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên, một trong những đơn vị tổ chức tọa đàm, kêu gọi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 5 bước lưu bằng chứng để tố cáo với cơ quan điều tra khi con bị xâm hại
- Những tình huống con bạn có thể rơi vào bẫy của kẻ xấu và bị xâm hại
- Những biểu hiện rõ nét của trẻ khi bị xâm hại mà cha mẹ cần biết
- Vì sao việc xử lý xâm hại tình dục trẻ em chậm trễ?
- [Đồ họa] Giật mình với con số trẻ bị xâm hại tình dục
- Tiên Tiên từng sống trong sự tủi hổ vì bị xâm hại tình dục
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua