2 bệnh mùa hè là 'sát thủ' hàng đầu với trẻ
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc VNNB, song chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 đến 6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc).
Theo TS Lâm, VNNB trải qua 3 giai đoạn: Ủ bệnh, toàn phát và lui bệnh. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 5 đến 14 ngày, trung bình là 1 tuần. Bệnh thường khởi phát rất đột ngột với sốt cao 39oC-40oC hoặc hơn. Bệnh nhân đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu. Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức. Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn.
Thời kỳ toàn phát, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Thời kỳ này virus xâm nhập vào tế bào não tủy, tấn công các tế bào thần kinh. Các triệu chứng bệnh không giảm mà còn tăng lên, bệnh nhân hôn mê sâu dần, rối loạn các chức năng sống. Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.
Thời kỳ lui bệnh. Thông thường bước sang tuần thứ 2 của bệnh, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ và vào khoảng ngày thứ 10 trở đi, nhiệt độ trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác. Bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh và không còn những cơn co cứng, hết nôn và đau đầu.
Do đó, khi trẻ có biểu hiện như thời kỳ ủ bệnh trên, cần đưa bé đến viện ngay. Việc nhập viện muộn hay sớm đóng vai trò rất lớn trong hạn chế tỉ lệ tử vong và tỉ lệ di chứng khi trẻ mắc bệnh.
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu phòng viêm não Nhật Bản
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có khoảng 3.000 trẻ mắc bệnh viêm não, trong đó VNNB chiếm từ 30% đến 40%. Chim và lợn là khởi đầu các ổ chứa virus VNNB. Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm VNNB được ghi nhận.
Tránh tiêu chảy khi bệnh “vào mùa”
Cũng theo TS Nguyễn Văn Lâm, mùa hè khí hậu nóng, ẩm là thời kỳ cao điểm các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong và sau các kỳ nghỉ lễ dài, khi gia đình có phần lơ là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bé. Tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ phải nhập viện.
Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy có thể kể đến là: Yếu tố vệ sinh (trẻ bú bình có nguy cơ tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình), ăn bổ sung không đúng cách (cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng, thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến), nước uống không sạch, dụng cụ-tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh, xử lý chất thải không đúng cách, không rửa tay trước khi cho trẻ ăn.
Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: Tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng về kinh tế đối với gia đình và xã hội. Chính vì vậy, các phụ huynh không được chủ quan khi thấy những biểu hiện mất nước ở trẻ như: Môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bệnh mùa hè có thể gia tăng trong cao điểm mùa nắng nóng
- Không lơ là tiêm chủng để phòng dịch bệnh mùa hè
- Không để lây lan dịch bệnh mùa đông xuân trong trường học
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua