2 kỹ năng mẹ nên rèn luyện con từ nhỏ để bé tự lập mẹ nhàn tênh
Rèn bé tự ngủ
Chăm sóc trẻ nhỏ là công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi mẹ phải cẩn trọng, tỉ mỉ bởi cơ thể bé còn non yếu rất dễ bị bệnh. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cách nuôi dạy thì giấc ngủ ngon cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngay từ khi chào đời, bé thường ngủ thiếp đi sau khi bú sữa mẹ. Thay vì bế ẵm hát ru mẹ nên rèn luyện cho con thói quen tự ngủ để không gặp vất vả mà bé lại có thói quen tích cực.
Đối với những bé đã cai sữa mẹ hãy thay đổi dần dần bằng cách cho bé nằm cùng, vỗ nhẹ, hát ru hoặc kể chuyện cho bé nghe để bé có thể ngủ ngon giấc. Nếu bé khóc đừng sốt ruột mà bế ẵm bé mà hãy kiên trì vỗ ru.
Tập cho bé tự ăn
Ngoài việc dỗ dành, bế ẵm con ngủ thì cho bé ăn cũng trở thành ác mộng khiến các bà mẹ quay cuồng chóng mặt. Vừa phải nghĩ xem cho con ăn gì đảm bảo dưỡng chất vừa đối phó cho con ăn thế nào hiệu quả...
Nếu muốn chấm dứt tình trạng này mẹ hãy dạy bé cách tự ăn ngay từ khi còn nhỏ. Khi được 7-8 tháng tuổi mẹ có thể chuẩn bị cho con ghế ăn dặm. Có thể kích thích vị giác bằng cách chọn những thực phẩm mềm cho bé ăn, kể cả việc ăn bốc. Rèn luyện dần dần mẹ có thể cho con ăn thìa mà không sợ bé lạ lẫm.
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm - Thời điểm bắt đầu ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi - Cho bé ăn kèm sữa mẹ hoặc sữa bột - Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc - Hãy cho bé thời gian để làm quen với thức ăn dặm - Cho bé bắt đầu ăn trái cây và rau quả cùng lúc - Ngừng ăn ngay khi bé muốn dừng - Đừng ép bé ăn Nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn ăn dặcho bé Duy trì sữa mẹ – nguyên tắc vàng Cần tiếp tục cho bé bú mẹ thường xuyên vì sữa mẹ là nguồn cung cấp DHA quan trọng nhất của bé. Nếu không bú mẹ, bé sẽ không được cung cấp đủ hàm lượng DHA cần thiết. Bổ sung rau củ quả Rau củ và hoa quả tươi là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho bé. Mẹ nên tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm này vào thực đơn ăn dặm của bé. Khi chọn trái cây, mẹ nên cẩn trọng với các loại thuốc bảo quản có thể gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và trí não của bé. Tránh ăn quá nhiều đạm Ăn quá nhiều đạm khiến trẻ khó tiêu hóa dẫn đến chán ăn, táo bón và làm suy giảm chức năng gan, thận của trẻ Bổ sung dầu và mỡ Thực đơn ăn dặm cho bé rất cần bổ sung dầu và mỡ vì chất béo rất cần thiết cho sự phát triển não bộ (60% não người là các axit béo không no). Ngoài ra, chất béo còn giúp hòa tan các vitamin như A, D, K, E trong thức ăn của bé. Hạn chế đường trong thực đơn ăn dặm cho bé Ăn quá nhiều đường không tốt cho sự phát triển của trẻ, dẫn tới còi xương, chậm lớn. Ngoài ra đường cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé vì nó lên men trong dạ dày và làm ngưng sự tiết dịch vị, làm ức chế sự tiêu hóa của dạ dày khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Từ vụ bé 9 tuổi bị gạ gẫm, liệu cha mẹ đã phòng bị cho trẻ những kỹ năng này?
- 7 kỹ năng cha mẹ thông thái dạy con để chúng phát triển và thành công trong tương lai
- Các mốc phát triển kỹ năng trẻ cần đạt được khi 9 - 12 tháng tuổi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua