2 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nCoV tiếp xúc gần nhau thì nguy cơ đến đâu: Chuyên gia giải thích
2 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nCoV tiếp xúc gần nhau thì nguy cơ lây bệnh có cao không là quan tâm của nhiều người.
Hiện tại, tình hình dịch bệnh ở nước ta đã có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt. Phần lớn là do bệnh dịch đã qua đỉnh dịch và người dân được tiêm phòng nhiều hơn, mục tiêu nhanh đạt miễn dịch cộng đồng đang gấp rút tiến hành.
Tuy nhiên có nhiều người thắc mắc khi mà cả 2 đều đã được tiêm chủng rồi việc tiếp xúc gần như bắt tay, ôm, hôn có an toàn hay không.
Chia sẻ trên VNN, nước ta mọi người chủ yếu thường chào hỏi nhau bằng những cái bắt tay. Nhưng có những nước họ lại dùng cách ôm, hôn để chào hỏi. Giữa lúc virus nCov hoành hành, thì chắc chắn đây là vấn đề đáng để bàn luận.

Và tất nhiên lúc này câu hỏi được đặt ra sẽ là: Khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nCov, mọi người có thể tiếp xúc gần với nhau tới mức nào?
Như mọi người cũng đã biết, Virus SARS-CoV-2 lây truyền qua đường hô hấp và các giọt bắn. Vì vậy, tiếp xúc gần với những người mắc nCov sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, ngay cả khi tiếp xúc chưa đầy 5 phút trong một căn phòng chật cứng cũng là cơ hội để virus SARS-CoV-2 lan truyền và tấn công chúng ta rồi.
Còn ở không gian ngoài trời thoáng đãng với những luồng không khí làm phân tán các mầm bệnh, 15 phút tiếp xúc cũng không quá nguy hại nha mọi người
Có nên ôm, hôn để chào hỏi nhau hay không?
Bà Seema Lakdawala, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu vắc xin thuộc Trường Y Đại học Pittsburgh chia sẻ: “Tôi là một người thích ôm. Nếu cả tôi và người kia đều đã tiêm vắc xin, tôi sẽ ôm họ. Nhưng tôi sẽ không làm vậy trong một quán bar đông đúc, quá nhiều rủi ro”.
Hay như bà Charlotte Baker, Phó giáo sư dịch tễ học tại Virginia Tech, cho biết: Rủi ro lớn hơn một cái ôm là ngồi trong không gian kín với người mà bạn không biết. Chuyên gia này chia sẻ, bà không phản đối việc ôm người khác miễn là đối phương có đeo khẩu trang và bà biết rõ họ.
Bà còn nói thêm rằng, điều quan trọng là phải cân nhắc các biện pháp phòng ngừa khi ôm trẻ em cũng như người lớn, đó là: Rửa tay trước và sau đó, tránh xa bất kỳ ai bị bệnh hoặc từng tiếp xúc với người mắc nCov.

Mức độ rủi ro và nguy cơ từ những cái hôn, bắt tay
- Hôn má: Nụ hôn trên má chỉ thoáng qua, rất ít có nguy cơ lây bệnh nếu chúng ta đã tiêm phòng, trừ khi chúng ta lấy tay lau má và miệng.
- Hôn gió: Chúng ta đang thổi không khí vào mặt ai đó. Lúc này một cái ôm sẽ ít rủi ro hơn một nụ hôn gió nha mọi người.
Giải pháp trong trường hợp này là chúng ta nên khử trùng tay sau khi bắt tay hoặc bạn có thể bỏ qua thói quen này luôn.
Trẻ có 3 hành động này thường khiến cha mẹ nổi cáu, chuyên gia nói: Trẻ thông minh mới như vậy
F0 lo sợ hậu Côvy phổi trắng xoá, virus nằm sâu trong phổi nên ‘nhao nhao’ đi khám: Chuyên gia đưa ra khẳng định
Con là F0: Chuyên gia dinh dưỡng chỉ 2 món phải bổ sung, 1 thứ cần tránh nhưng cha mẹ nào cũng tưởng tốt
Chuyên gia chia sẻ cách nhận biết rau mồng tơi an toàn: Chỉ cần nhìn vào 1 điểm
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua