2 trẻ tử vong sau khi ăn cá lóc nướng ở Đồng Tháp
Sau khi nhập viện, cháu D. được chẩn đoán bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết đường tiêu hóa, tiêu chảy cấp. Còn cháu N. được chẩn đoán và theo dõi viêm não, màng não. Tuy nhiên cả hai bệnh nhi đã không qua khỏi.
Cá lóc nướng. (Ảnh: Phạm Như Quỳnh/báo Thanh niên).
Trước đó, sáng 25/9, bà Nguyễn Thị Đ. (ngụ xã Tân Phước) mua cá lóc về nướng cho 4 cháu nội, ngoại ăn.
Sáng ngày 26/9, 3 cháu của bà Đ. có biểu hiện lạ nhưng trong đó cháu nội Lê Thành N. (4 tuổi) và cháu ngoại Nguyễn Phúc Đ. (6 tuổi) bị nặng như sốt cao, tiêu chảy.
Sau đó, cháu N. và Đ. được đưa đến Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Lai Vung. Đến ngày 27/9, 2 cháu được chuyển qua BVĐK Sa Đéc (Đồng Tháp) điều trị.
Ngày 28/9, N. và Đ. không thuyên giảm nên gia đình làm thủ tục chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) nhưng chưa kịp chuyển thì cháu N. tử vong, cháu Đ. nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị vài tiếng cũng tử vong.
Trang Khám phá thông tin thêm, sau khi nhận được thông tin, Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Tháp đã gửi báo cáo nhanh đến Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đề nghị làm rõ. Phía chi cục An toàn thực phẩm không lấy được mẫu phẩm do thức ăn đã được ăn hết.
Không ghi nhận được có dịch bệnh trong vùng. Từ những điều trên, Chi cục An toàn thực phẩm cho rằng, món cá lóc nướng chưa đủ căn cứ để kết luận đây là một vụ ngộ độc thức ăn.
[mecloud]clVX7jRKP4[/mecloud]
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp nhận định, việc 2 cháu bé tử vong không phải ngộ độc thực phẩm. Trung tâm nhận định, đây là một vụ nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn điển hình dẫn đến sốc nhiễm trùng gây tử vong.
Mặc dù vậy, Trung tâm cũng cho rằng, do cháu N. được theo dõi viêm não, màng não trước khi tử vong nên không thể loại trừ trường hợp hai cháu bị viêm não, màng não.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cũng có các bước xử lý như cử cán bộ y tế phối hợp với Trung tâm y tế huyện điều tra vụ việc, lấy mẫu xét nghiệm để xác định chẩn đoán… Trung tâm đã xử lý nhanh như một ổ dịch não mô cầu, cho giám sát điều tra người tiếp xúc, lấy mẫu người tiếp xúc gần để xét nghiệm, cho các đối tượng tiếp xúc uống kháng sinh dự phòng.
Phía sở Y tế cũng đã lấy mẫu máu của các bệnh nhân gửi viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm tử vong. Dự kiến giữa tháng 10 sẽ có kết quả.
Khánh Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video đang được quan tâm:
[mecloud]NmYWIbG5LN[/mecloud]
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua