20 người chết, 12 người mất tích do mưa lũ
Chiều 11/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, để chủ động ứng phó với tình hình mưa lớn và xả lũ Hòa Bình.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 12 giờ tới, lũ trên các sông ở Thanh Hóa tiếp tục lên rất nhanh, các sông ở Nghệ An, và hạ lưu sông Ngàn Sâu, sông La (Hà Tĩnh) tiếp tục lên. Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết mực nước Sông Mã (Thanh Hóa) lên mức 7,5 m, trên báo động 1 m và có thể tương đương với trận lũ lịch sử năm 1980.
Bên cạnh đó, cơ quan khí tượng cũng cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu diện rộng ở vùng núi tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
Vùng trũng thấp ven sông thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ (đặc biệt trên địa phận thành phố Yên Bái, huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ) có nguy cơ bị ngập úng. Các tỉnh ở vùng núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai... có thể xảy ra lũ quét.
>> Xúc động những hình ảnh cứu dân trong nước lũ
>> Lũ lớn bất thường, Thủ Tướng yêu cầu khẩn cấp ứng phó và sơ tán dân khi cần
>> Đang khẩn trương tìm kiếm gần 20 người bị lũ cuốn mất tích ở Hòa Bình
>> Sập cầu ở Yên Bái, 6 người bị cuốn trôi trong nước lũ
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Ảnh: VGP.
Đợt mưa lũ lớn nhất trong 10 năm qua
Theo số liệu thống kê sơ bộ của các địa phương, mưa lũ đã khiến 20 người thiệt mạng. Trong đó, Thanh Hóa có 3 người, Nghệ An có 8 người, Sơn La có 5 người, Hòa Bình có 4 người. Bên cạnh đó, mưa lũ cũng khiến 12 người mất tích và 5 người bị thương ở các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La và Quảng Trị.
“Những ngày gần đây, tình hình thời tiết biến đổi khôn lường. Các tỉnh miền núi phía Bắc có lượng mưa gấp đôi lượng mưa bình quân. 2.984 hồ lớn từ Hà Tĩnh trở ra cơ bản đầy nước, 20% số hồ có nguy cơ tràn. Đây là đợt mưa lũ lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây”, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Nguyễn Xuân Cường nhận định.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: "Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, cùng các bộ ngành tập trung quyết liệt ứng phó, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản".
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng yêu cầu cần vận hành an toàn công trình hồ chứa, đập thủy điện. Với các công trình giao thông bị sạt lở, Phó thủ tướng chỉ đạo cần khắc phục sự cố các công trình giao thông bị sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân.
"Theo dõi diễn biến, hướng di chuyển của cơn áp thấp nhiệt đới đang hình thành ở Biển Đông và có nguy cơ trở thành bão khi vào bờ biển nước ta. Bài học của các đợt ứng phó thiên tai vừa qua là rất phù hợp để áp dụng trong những tình huống cụ thể", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Nhiều địa phương bị cô lập, mất thông tin
Chiều 11/10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc (Hòa Bình) thông tin do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nhiều xã của huyện bị cô lập, mất thông tin liên lạc.
Theo vị này, các xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Đồng Ruộng, Đồng Nghê và Suối Nánh... Đầu giờ chiều, đoàn công tác của UBND huyện Đà Bắc đã di chuyển tới những khu vực bị thiệt hại nặng nề để khắc phục giúp đỡ người dân.
Một lãnh đạo UBND xã Đồng Ruộng khẳng định trên địa bàn xã tính đến thời điểm trưa 11/10, đã có 2 người tử vong do bị lũ cuốn. Thôn Nhạp, một thôn ven sông Đà có nguy cơ bị xoá sổ khi đang có hiện tượng sạt lở cả một khu đất lớn từ trên đồi xuống.Hiện vẫn chưa thống kê rõ số nhà bị lũ cuốn trôi trên địa bàn huyện Đà Bắc do một số xã bị ảnh hưởng nặng nề đã bị cô lập, mất thông tin liên lạc.
Tại huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La), 5 xã đang bị cô lập là Song Khủa, Liên Hòa, Suối Bàng, Chiềng Yên, Mường Men.
Tại huyện Phù Yên, hệ thống giao thông đến 6 xã vùng Mường của huyện cũng bị cô lập hoàn toàn.
Sau khi nhận được thông tin, UBND tỉnh Sơn La đã tới thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình gặp nạn.
Hiện, trên địa bàn tỉnh vẫn mưa to, tỉnh Sơn La khuyến cáo người dân đang sống trong vùng nguy hiểm di chuyển đến chỗ ở an toàn, chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ người, tài sản và nhà cửa của nhân dân.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tin lũ khẩn cấp trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh
- Xúc động những hình ảnh cứu dân trong nước lũ
- Sập cầu ở Yên Bái, 6 người bị cuốn trôi trong nước lũ
- Đang khẩn trương tìm kiếm gần 20 người bị lũ cuốn mất tích ở Hòa Bình
- Lũ lớn bất thường, Thủ Tướng yêu cầu khẩn cấp ứng phó và sơ tán dân khi cần
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua