3 người trong nhà cùng bị ung thư dạ dày do thói quen ăn khuya, thức đêm mỗi ngày
ung thư
Tiểu Lý mới hơn 30 tuổi, khi đến Bệnh viện nhân dân số 2 thành phố Hải Ninh (Trung Quốc), cơ thể anh đã rất gầy, khuôn mặt tiều tụy, hốc hác. Bác sĩ Tống Khoa, Phó Khoa Tiêu hóa của bệnh viện là người tiếp nhận và điều trị cho chàng trai trẻ, hỏi về tình hình bệnh, Tiểu Lý nói chỉ là bị đau bụng, đầy bụng.
Nhìn vào người đàn ông trẻ trước mặt anh, bác sĩ Tống đã nghĩ ngay đến tình huống xấu nhất: ung thư dạ dày. Không nằm ngoài dự đoán, sau khi nội soi, Tiểu Lý được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, toàn bộ dạ dày đã bị hủy hoại, các tế bào ung thư cũng đã di căn từ dạ dày đến gan.
Dù được bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng Tiểu Lý vẫn không qua khỏi
Điều nghiêm trọng hơn là bệnh tình Tiểu Lý đã ở giai đoạn cuối, không thể thực hiện phẫu thuật. Tuy các bác sĩ vẫn nỗ lực tiến hành cấp cứu, nhưng bệnh tình của anh ngày càng tồi tệ, nước tích trong bụng ngày càng nhiều, hóa trị không có tác dụng. Bụng của Tiểu Lý trương lên giống như một người đang mang thai, ăn gì nôn nấy… Cuối cùng, sau 3 tháng điều trị Tiểu Lý đã qua đời ngay sau 3 tháng phát hiện bệnh.
Hai người trong gia đình cũng phát hiện ung thư dạ dày
Không dừng lại ở đó, 2 thành viên trong gia đỉnh Tiểu Lý cũng được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Một người ở giai đoạn đầu và một người ở giai đoạn cuối.
Bác sĩ Tống cho biết, 3 người trong cùng một gia đình đều mắc chung một bệnh nguyên nhân là do di truyền và thói quen ăn uống, sinh hoạt không có quy luật. Mẹ của Tiểu Lý cũng chia sẻ rằng, trước giờ chỉ biết đến công việc và đặc biệt thường xuyên ăn đêm, tất cả điều này cũng kéo theo cơ thể bị suy kiệt.
Muốn bảo vệ sức khỏe mọi người cần phải thay đổi thói quen xấu:
- Cảm thấy mệt mỏi nên nghỉ ngơi
Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng nghĩ rằng nó không quan trọng, đây là cơ thể của bạn đang báo động đã kiệt sức. Chỉ mất bốn bước từ sự mệt mỏi đến ung thư: Mệt mỏi nhẹ → mệt mỏi sâu → sự biến đổi của các cơ quan quan trọng → gây ra ung thư.
Nguyên nhân là do mệt mỏi mạn tính, không được khôi phục trong thời gian dài, sẽ phá hủy khả năng miễn dịch của cơ thể và làm cho các tế bào ung thư ẩn trong cơ thể phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là các khối u ở cơ quan tiêu hóa có liên quan chặt chẽ với sự mệt mỏi. Vì vậy, để ngăn ngừa ung thư, nó phải được loại bỏ trước khi sự mệt mỏi tiến tới bước thứ ba, đặc biệt là những người trên 40 tuổi.
- Cố gắng ngủ trước 23 giờ:
Từ 21h đến 23h (giờ Hợi): Đây là khung giờ cực kì quý báu, cũng như được xem là khung giờ vàng cho sức khỏe. Khoảnh thời gian này, 3 kinh mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác. Trong Đông Y gọi 3 kinh mạch này là thượng tiêu gồm lưỡi, thực quản, tim phổi; trung tiêu gồm dạ dày; hạ tiêu gồm ruột non, ruột già, thận và bàng quang. Nếu có thói quen ngủ vào giờ này trăm mạch đều được nhu dưỡng.
Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu): Đây là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h, yên lặng không làm bất cứ điều gì, thậm chí không nói chuyện, giấc ngủ sẽ tự nhiên tìm đến vào khoảng 23h. Khi đó mật từ gan tiết vào máu, loại bỏ chất độc, làm cho huyết dịch tươi mới.
- Hãy giao tiếp với mọi người xung quanh để giảm áp lực:
Nếu bạn đang chịu áp lực, và cố giữ nó trong lòng chính là cơ hội cho bệnh tật phát triển. Theo một nghiên cứu: Sau khi phân tích tình trạng tâm lý và sức khỏe của 1.300 sinh viên tốt nghiệp y khoa, các học giả Mỹ thấy rằng những người thường xuyên chán nản lo âu dễ bị bệnh đường tiêu hóa và hệ bạch huyết hơn những người có tính cách vui vẻ khoảng 15 lần.
Chia sẻ với người thân giúp bản thân gỡ bỏ một số gánh nặng tâm lý, nếu là chuyện nhỏ nhặt hãy nên bỏ qua và tạo tâm lý thoải mái, điều này sẽ giúp bệnh tật tránh xa bạn.
- Về nhà ăn tối cùng gia đình:
Cuộc sống với nhịp độ nhanh khiến nhiều người thường ít trở về nhà ăn cơm với gia đình. Thấy đói thì ăn mì ăn liền hoặc ăn ở cửa hàng, điều này đã trở thành thói quen của nhiều người trẻ. Ở các cửa hàng ăn uống, người chế biến thường tăng cường sử dụng muối, bột ngọt, nhiều gia vị và các loại nước sốt. Về lâu dài sẽ khiến tăng cân và tăng lipid máu đồng thời gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra còn dễ mắc các bệnh cao huyết áp và gây gánh nặng cho thận.
Ở nhà, mọi người nấu ăn sẽ chủ động lượng dầu, muối ít hơn hàng quán bên ngoài, giúp kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các loại bệnh mạn tính. Hơn nữa, gia đình quây quần bên nhau cũng là hạnh phúc, các thành viên trong gia đình ngồi xuống cùng nhau chia sẻ và gắn kết tình thân.
- Uống ít rượu hơn:
Một bài báo được công bố trên tạp chí British Science Monthly, Addiction, nói rằng rượu có thể gây ung thư và liên quan đến ít nhất 7 loại ung thư: ung thư miệng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng và ung thư vú. Ngoài ra, rượu có thể gây ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Hơn nữa, lượng rượu tiêu thụ càng lớn thì nguy cơ phát triển ung thư càng cao.
- 5 vật dụng gia đình tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
- Bệnh ung thư tay vợt vĩ đại nhất lịch sử cầu lông Malaysia mắc phải nguy hiểm cỡ nào?
- Những thực phẩm 'vàng' chống ung thư rất dễ tìm và rẻ ở Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua