3 sự thật khó tin về trẻ sơ sinh thiếu canxi và còi xương
Đối với những mẹ bỉm sữa đang nuôi con nhỏ, trẻ bị thiếu canxi và còi xương là điều gì đó “ghê gớm” lắm. Một số mẹ còn tự đổi lỗi cho bản thân chăm con không đúng cách. Thực tế thì sau khi sinh một số trẻ gặp hiện tượng này cũng rất bình thường. Chỉ cần thăm khám bác sĩ và điều trị theo hướng dẫn là sẽ ổn.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh thiếu canxi theo dân gian
Trong lưu truyền dân gian vẫn còn lưu truyền những triệu chứng trẻ bị thiếu canxi sau:
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình.
- Trẻ hay vặn mình, ọc sữa, nôn trớ.
- Trẻ ra nhiều mồ hôi, nhiều nhất là khi ngủ.
- Tóc trẻ rụng thành đường hình vành khăn sau gáy.
- Trẻ hay bị co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt…
Tuy nhiên y học hiện đại ngày nay đã chứng minh những quan niệm này là sai và đưa ra lời giải thích hợp lý.
3 hiểu lầm phổ biến về thiếu canxi và còi xương ở trẻ
Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, Trưởng khoa Nhi – hệ thống phòng khám Victoria cho biết, có 3 sai lầm cần loại bỏ khi nhận diện triệu chứng thiếu canxi ở trẻ:
Hiểu lầm 1: Bé hay vặn mình, giật mình là thiếu canxi
Sự thật là: Vặn mình là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh. Khi mới chào đời, não trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên trẻ chưa kiểm soát được tay chân và thân mình, khiến những bộ phận đó hoạt động “vô tổ chức” hay “không kiểm soát”.
Não của bé phát triển dần theo hướng kiểm soát từ đầu đến chân nên từ 4 tháng tuổi, đa số trẻ sẽ kiểm soát được thân mình.
Hiểu lầm 2: Rụng tóc vành khăn là do thiếu canxi và còi xương
Sự thật là: Lúc mới sinh tóc trẻ đang ở giai đoạn tăng sinh (mọc tóc). Sau một thời gian ngắn, một phần do sự thay đổi của các nội tiết tố bé nhận từ mẹ trong bào thai, tóc của bé chuyển sang giai đoạn rụng tóc.
Theo lý luận thông thường chỗ nào trên đầu được cọ xát nhiều nhất thì chỗ đó sẽ rụng tóc nhiều. Với các bé nhủ nhi từ 0-6 tháng tuổi, vị trí cọ xát nhiều nhất chính là vùng sau đầu và hình dạng rụng tóc hẳn nhiên sẽ rụng nhiều ở sau giữa đầu rồi nhỏ dần sang hai bên.
Hiểu lầm 3: Đổ mồ hôi trộm và trằn trọc khó ngủ là do thiếu canxi
Sự thật là: Trẻ đổ mồ hôi do nóng, do khuynh hướng thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn. Do đó với nhiệt độ nhất định, người lớn thấy lạnh nhưng trẻ lại thấy nóng.
Ngoài ra trẻ được cho bú sữa ấm thì cơ thể nóng và đổ mồ hôi thường xuyên hơn. Trẻ cũng không được xoay trở đầu thường xuyên như người lớn, nên đầu bé dễ bí và nóng hơn. Trên đầu bé có nhiều tuyến mồ hôi nên trẻ dễ đổ mồ hôi đầu. Khi nóng và đổ mồ hôi như vậy, bé không thể ngủ ngon được.
Bổ sung canxi cho trẻ như thế nào là hợp lý?
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ chính là nguồn bổ sung canxi dồi dào và dễ hấp thụ nhất. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cho bé bú mẹ đúng cách để được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Nếu dùng sữa công thức, nên ưu tiên những loại sữa giàu canxi cho bé trong giai đoạn này.
Giai đoạn trẻ ăn dặm, nhu cầu canxi lớn hơn, ngoài việc uống sữa mỗi ngày mẹ nên bổ sung thêm canxi cho con thông qua một số thực phẩm giàu canxi như cá, cải xoăn, chuối, bông cải xanh, đậu hũ, cam… Đây cũng là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng cho chế độ ăn dặm của con.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, bé cưng đã có thể ăn những loại sữa chua được bày bán trên thị trường. Mẹ đừng quên mua sẵn để tủ lạnh, hoặc nếu có thời gian tự làm sữa cho ngon bổ cho con mẹ nhé!
Trẻ thiếu canxi nên uống thuốc bổ sung có thành phần canxi, vitamin D2, vitamin D3, vitamin nhóm B, lysine cũng như nhiều dưỡng chất khác để tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, đồng thời giúp trẻ tăng sức đề kháng. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bé cũng như mức độ thiếu hụt canxi, bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc phù hợp cũng như liều lượng sử dụng.
Những lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ
Khi bổ sung canxi cho trẻ theo đơn của bác sĩ, mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ uống bổ sung canxi cùng lúc với vitamin D, bởi nhờ có vitamin D, cơ thể sẽ hấp thụ canxi tốt hơn.
- Cho trẻ uống canxi đúng liều, đúng lúc theo chỉ định của bác sĩ.
- Không nên cho trẻ uống canxi dạng sủi vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của trẻ.
- Không uống canxi cùng lúc với sắt hoặc thực phẩm giàu sắt. Canxi có thể gây ức chế khả năng hấp thụ sắt.
- Không nên bổ sung canxi quá nhiều cùng lúc, vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ những chất khác.
- Nói tóm lại, muốn biết chính xác trẻ sơ sinh thiếu canxi và còi xương hay không cần đi khám bác sĩ, mẹ không nên tự đoán qua mẹo kẻo lại hại con!
- Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
- Thóp của trẻ sơ sinh lõm sâu hay đầy đặn đều đáng lo!
- Mách mẹ cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
- 4 tư thế ngủ chứng tỏ trẻ sơ sinh thông minh, kiểu nằm nguy hiểm nhất lại IQ cao nhất
- Trẻ sơ sinh đối mặt hàng loạt nguy cơ nguy hiểm khi bố cao tuổi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua