4 ảo tưởng vô cùng sai lầm về sự phát triển tư duy của trẻ
Cha mẹ nào cũng muốn cho trẻ được học tập và phát triển trí tuệ một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên có những ảo tưởng truyền tai, truyền miệng từ người này sang người khác, những chia sẻ không có căn cứ mà cha mẹ vẫn thường tin tưởng tuyệt đối và áp dụng vào con trẻ. Tuy nhiên, những lầm tưởng vô căn cứ ấy thực sự vừa mất thời gian, mệt mỏi lại không có hiệu quả. Cha mẹ nên nhận thức những vấn đề như vậy để tìm phương pháp phát triển tư duy đúng đắn cho trẻ.
Sau đây chính là 4 ảo tưởng kinh điển mà nhiều cha mẹ nên ngay lập tức loại bỏ:
Ảo tưởng 1: Đứa trẻ nào cũng có thể được giáo dục tối ưu theo 1 cách duy nhất
Mỗi đứa trẻ nên có phương pháp học phù hợp nhất với chúng (Ảnh minh họa).
Đây thực sự là vấn đề nhức nhối. Mọi người đều cho rằng phương pháp học tối ưu nhất với bất kì đứa trẻ nào cũng lần lượt là: nghe, nhìn và thực hành. Và từ điều này, các giáo viên sẽ có phương pháp giảng dạy phù hợp dựa theo quan điểm đó.
Thoạt tiên, lí thuyết này có vẻ đúng. Cụ thể, có rất nhiều giáo viên thực tế đã dạy theo phương pháp ấy. Nghiên cứu vào năm 2014, Paul Howard Jones, 1 giáo sư thần kinh học đã chỉ ra rằng có tới 93% giáo viên người Anh tin tưởng phương pháp học này. Vào năm 2015, 1 nghiên cứu học thuật khác cũng chỉ ra rằng phần lớn các giáo trình giảng dạy ở các trường cao học cũng dựa theo lí thuyết này.
Tuy nhiên, lại có 1 nghiên cứu khác từ 1 Đại học Nam California chỉ ra rằng các học sinh có xu hướng học kém hơn khi phương pháp học không phù hợp với chúng.
Thế nhưng, nhiều người tại sao vẫn tin vào cái lý thuyết này? Theo như giáo sư Howard chỉ ra, dựa trên thực tế, vỏ não bộ mỗi vùng sẽ có chức năng riêng về việc ghi hình ảnh, âm thanh hay thông tin cảm giác. Nếu dựa vào kiến thức khoa học này, những người tán thành phương pháp học duy nhất là nghe - nhìn và thực hành sẽ cho rằng trẻ học tốt nhất khi trẻ có thể tận dụng được chức năng mạnh của mỗi vỏ não. Tuy nhiên, Howard-Jones lại viết rằng: "Não bộ có sự liên kết qua lại, chính điều này đã bác bỏ tất cả các ý kiến trên".
Ảo tưởng thứ 2: Những đứa trẻ nếu không thiên về não trái thì nhất định thiên về não phải
Trẻ có năng khiếu về âm nhạc không có nghĩa là trẻ tư duy hoàn toàn thiên về não phải (Ảnh minh họa).
Chắc hẳn ai cũng nghe nói những điều như người thiên về não phải là những con người sáng tạo, nghệ thuật còn thiên về não trái thì có thế mạnh về logic, tư duy toán học. Điều này thực ra không hề phản ánh đúng hoạt động của não bộ.
Thực chất điều này bắt nguồn vào những năm 60, khi những bệnh nhân động kinh được đưa đi phẫu thuật bán cầu não. Và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi tách riêng 2 bán cầu não, thì mỗi bán cầu não hoạt động chức năng độc lập với nhau.
Một vài quá trình nhận thức chủ yếu diễn ra ở 1 bên bán cầu não, đây gọi là việc tư duy một bên não. Ví dụ não trái sẽ tư duy về việc tạo ra âm thanh và những khía cạnh ngôn ngữ. Tuy nhiên thực tế là chức năng ngôn ngữ có thể được thực hiện bên não trái sẽ không có nghĩa là nó hoàn toàn dựa vào não trái.
Nghiên cứu thực tế đã chứng minh rằng, những con người sáng tạo và lại cũng có tư duy logic tốt sử dụng cả 2 bên não như nhau. Nghiên cứu năm 2013 của Đại học Utah về hoạt động của 1000 người tham gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có bất cứ ai trong số 1000 người ấy chỉ tư duy hoàn toàn thiên về 1 bên não trái hoặc phải.
Ảo tưởng thứ 3: Những bài tập đơn giản cho não sẽ giúp hòa hợp tư duy giữa não trái và não phải
Các chuyên gia cho biết các bài tập cho não bộ là phản khoa học (Ảnh minh họa).
Thể dục cho não bộ vốn là 1 chương trình khởi xướng vào những năm 70 bởi 1 nhà nghiên cứu về sự vận động. Bài tập ấy được dành cho các trẻ em khuyết tật nhưng dần dần sau đó người ta lại quảng cáo nó như 1 phương pháp giúp cải thiện não bộ cho tất cả mọi người. Thể dục cho não bộ đã được áp dụng ở 1 số trường ở Anh và Mĩ, dù các chuyên gia đã lên tiếng tuyên bố nó phản khoa học.
Bài tập gồm 26 động tác kiểu như bò trườn và há miệng, sẽ kích thích sự kết nối giữa não bộ và làm cho thông tin trong não bộ được xử lí nhanh và thông suốt hơn. Nghiên cứu cụ thể vào năm 2009 về bài tập này chỉ ra rằng, những học sinh tham gia tập bài thể dục cho não bộ chỉ tăng kĩ năng vận động cơ học và khả năng cân bằng mà không hề tiến bộ trong học tập.
Ảo tưởng thứ 4: Những trò chơi trí tuệ sẽ giúp mài dũa kĩ năng nhận thức của trẻ
Hãy để trẻ thư giãn vừa học vừa chơi (Ảnh minh họa).
Nhiều người cho rằng chơi những trò chơi trí tuệ sẽ giúp trẻ tư duy tốt hơn, nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, minh chứng cho điều này rất ít ỏi.
Hiện nay, có những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, nếu cho trẻ chơi những trò chơi như vậy mỗi ngày, trẻ sẽ tiến bộ lên nhưng chỉ đối với việc chơi một trò cụ thể. Điều đó có nghĩa là chơi giỏi những trò đó không đồng nghĩa với việc tư duy của trẻ được cải thiện tương ứng như thế. Nói tóm lại, không cần ép trẻ vắt óc chơi Sudoku hằng ngày sau những giây phút học căng thẳng ở trường, nó chẳng giúp trẻ thông minh lên được đâu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trò chơi handmade rẻ bèo mà thú vị giúp bé phát triển tư duy
- 'Nuôi con, đừng áp dụng tư duy nuôi... lợn'
- Thay vì dạy trẻ cách học thuộc lòng thì hãy dạy trẻ cách tư duy
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua