4 món canh tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, trẻ ăn nhiều có thể chậm phát triển
Một số món canh chứa nhiều dầu mỡ, trẻ ăn vào sẽ gây khó tiêu, thiếu hụt tỳ vị nên tích tụ thức ăn trong dạ dày. Đồng thời làm loãng axit dịch vị, tạo thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Bé Hân Hân 4 tuổi (Trung Quốc) được cha mẹ gửi về quê sống cùng ông bà ngoại. Vì muốn cháu phát triển tốt, ông bà thường xuyên cho cháu ăn các món canh khác nhau như canh cá, canh gà, canh sườn,…
Sau vài ngày ăn cơm với canh, Hân Hân bắt đầu khó chịu và không muốn uống thêm canh. Sau đó bụng cô bé căng phồng và đột nhiên bắt đầu sốt. Ông bà ngoại của Hân Hân lo lắng nên đã đưa cháu đến bệnh viện kiểm tra.
Mặc dù canh là món ăn đơn giản, dễ ăn nhưng có một số món canh mẹ không nên cho con dùng nhiều vì có thể khiến trẻ chậm phát triển.

Mặc dù thịt gà ngon và giàu đạm nhưng người có chức năng tiêu hóa yếu, đường tiêu hóa kém như trẻ em, người già rất dễ bị tiêu chảy nếu uống nhiều canh gà. Món canh này tạo gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày.
Thêm nữa, sau một thời gian đun sôi, một số chất béo, vitamin, axit amin và một lượng nhỏ muối vô cơ sẽ bị rửa trôi và hòa tan trong súp. Thời gian đun sôi lâu cũng sẽ làm tăng hàm lượng purin. Uống quá nhiều nước canh có thể gây tăng axit uric máu và làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân gout.
Canh xương
Đây là sai lầm của rất nhiều người khi cho rằng nước hầm xương có nhiều dưỡng chất. Thực tế thì nước hầm xương là sự kết hợp giữa mỡ, purin thịt và nhiều loại gia vị khác nhau. Trẻ ăn nhiều sẽ phát triển chiều ngang thay vì chiều cao.
Mặc dù mẹ có thể cho trẻ uống nước hầm xương nhưng không được dùng quá liều, ăn trực tiếp thịt sẽ tốt hơn.
Gói canh gia vị có sẵn
Có nhiều cha mẹ vì bận rộn nên mua cho con các gói canh gia vị có sẵn. Loại canh này chứa nhiều chất phụ gia và không dễ kiểm soát nồng độ, rất dễ làm tổn thương lá lách và dạ dày của trẻ, gây rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và dinh dưỡng của trẻ.
Canh thảo dược (thuốc bắc)
Nhiều mẹ muốn cho con ăn các loại canh thảo dược để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể trẻ còn non nớt trong khi đó các loại thuốc bắc chứa nồng độ dưỡng chất cao.
Dùng thuốc bắc bồi bổ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tỳ, dạ dày, thận. Trẻ ăn nhiều dễ bị tích tụ thức ăn, tỳ vị hư yếu.
Thay vì cho con ăn nhiều những món canh trên, cha mẹ nên thường xuyên đổi thực đơn, cho trẻ ăn xen kẽ nhiều loại món ăn khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.
Trẻ ăn cá thông minh hơn, mách mẹ 5 loại cá tăng chỉ số IQ và chiều cao tốt nhất
6 thực phẩm chăm sóc đôi mắt của trẻ, mẹ nhớ cho con ăn thường xuyên
Bé trai 6 tuổi mãi chẳng cao thêm, BS chỉ ra 4 loại thực phẩm độc hơn cả túi nilon
Chuyên gia chỉ cách dùng men vi sinh hỗ trợ điều trị virus Rota: 1 thời điểm vàng nên uống
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua