4 thực phẩm hạn chế ăn cùng cơm: Ngon miệng nhưng hại thân, vừa đầy bụng, vừa tăng cân
Khi đã ăn các loại thực phẩm này, bạn nên giảm lượng cơm để hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tăng cân.
Khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như khoai tây xào, canh khoai tây, khoai tây chiên. Với nhiều người, những món ăn từ khoai tây ăn cùng cơm là sự kết hợp hoàn hào. Tuy nhiên, trên thực tế, cơm và khoai tây là hai thực phẩm giàu năng lượng. Tốt nhất bạn nên suy nghĩ về việc ăn hai món này cùng lúc vì nó rất dễ gây tăng cân.

Như vậy ăn cơm cùng khoai tây không có lợi cho việc cân bằng dinh dưỡng và dễ làm bạn bị đầy bụng, tăng cơm.
Các loại đậu
Các loại đậu xanh, đậu tây, đậu lăng, đậu tằm, đậu Hà Lan thường được chế biến thành các món luộc hoặc xào để ăn cùng cơm.
Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có chứa lượng carbohydrate tương đối cao, chiếm chiếm 55-60% khối lượng, gần gấp 3 lần so với khoai tây.

Tất nhiên, những loại đậu này cũng giàu dinh dưỡng hơn gạo. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin B, kali, magie cùng nhiều dưỡng chất khác. Đặc biệt, các loại đậu chứa nhiều lysine - chất mà gạo còn thiếu.
Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, nếu trong bữa ăn đã có đậu, bạn nên ăn ít cơm lại. Có thể ăn với tỉ lệ 1:1, ví dụ khi đã ăn 25g đậu xanh/đậu đỏ... bạn nên ăn ít hơn 1/4 bát cơm (tương đương với 25g gạo sống).
Các loại khoai này đều chứa nhiều carbohydrate, khoai lang 15,3%, khoai mỡ 12,4%, khoai môn 12,7% khối lượng của chúng.
So với ngũ cốc, các loại khoai này có ít đạm hơn nhưng cũng ít calo, nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu, chống táo bón, thích hợp với những người đang muốn kiểm soát cân nặng, giảm cân. Mỗi loại khoai cũng có ưu điểm riêng chẳng hạn như khoai lang rất giàu carotene, khoai tím chứa nhiều anthocyanins.

Cũng giống như khoai tây, khi đã ăn khoai lang/khoai tím/khoai mỡ/khoai môn, bạn nên giảm lượng cơm. Có thể tuân thủ theo nguyên tắc 4-6:1. Ví dụ, khi đã ăn 300g khoai mỡ hoặc 200g khoai môn thì bạn chỉ nên ăn nửa bát cơm (50g gạo sống).
Hạt dẻ, hạt sen, bạch quả
Các loại hạt này không chứa nhiều chất béo nhưng lại có nhiều carbohydrate (hạt dẻ 42,2%, hạt sen 67,2% và bạch quả 72,6% khối lượng của chúng). Chúng cung cấp nhiều calo, tạo cảm giác no.

Do đó, bạn nên ăn các loại hạt này với số lượng vừa phải. Ví dụ, khi đã ăn 25g hạt sen khô, bạn nên ăn ít hơn 1/4 bát cơm (25g gạo sống).
Một số loại rau có lượng carbohydrate cao hơn 10% khối lượng mà bạn cũng nên hạn chế ăn cùng cơm như củ sen (11,5%), hạt dẻ nước (21,4%)...
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua