4 vật bất ly thân của phụ nữ bẩn hơn cả toilet
Túi xách
Theo Health Sina, túi xách được phụ nữ mang theo hàng ngày chẳng khác nào vật bất ly thân thực ra là ổ vi khuẩn lớn nhất. Túi xách trong nhiều trường hợp được đặt trên ghế, bàn, sofa nên bề mặt dễ bị dính các loại bụi bẩn và vi khuẩn. Mặt trong của túi cũng không khá hơn, thường bị dính bẩn từ những vật dụng chị em hay bỏ vào túi như chìa khóa, điện thoại di động, ví, khăn tay… Những vật này thường xuyên được lấy vào lấy ra nên dính rất nhiều vi khuẩn.
Đồ ăn mới mua, sách báo cũng có khả năng đem những vi khuẩn từ bên ngoài vào trong túi. Theo thời gian, những chiếc túi trở thành ổ vi khuẩn đáng sợ, cần phải làm sạch.
Cách khắc phục: Giặt sạch túi mỗi tháng. Nếu là túi da, có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch bề mặt. Sau đó lộn lớp trong túi ra, dùng bàn chải đánh răng chà sạch, lấy vải sạch nhúng nước tẩy rửa để lau lại một lần nữa và phơi khô. Nếu là túi vải, có thể lộn mặt trái ra rồi bỏ vào máy giặt.
Ảnh minh họa.
Đồ trang điểm
Miếng bông đánh phấn và cọ trang điểm là những thứ ít được tẩy rửa nhất. Thông thường, bông đánh phấn được dùng cho đến khi hết hộp phấn mà không giặt qua một lần. Cọ trang điểm cũng vậy, dùng lặp lại hằng ngày. Đặc biệt khi trang điểm ở ngoài trời, mặt và tay trong tình trạng không được sạch sẽ, nếu dùng những dụng cụ trang điểm này chẳng khác gì trát cả ổ vi khuẩn lên mặt.
Cách khắc phục: Thường xuyên làm sạch bộ trang điểm, thanh lý những thứ đã dùng hết hoặc hết hạn.
Điện thoại
Điện thoại có thể xem là sản phẩm kỹ thuật số gần gũi nhất với phụ nữ. Đi xe, đi làm, dạo phố, ăn cơm, trước khi ngủ… tay của mọi người khó rời khỏi chiếc điện thoại. Do đó, số lượng vi khuẩn trên điện thoại vô cùng khủng khiếp mặc dù ta không nhìn thấy, không sờ thấy.
Cách khắc phục: Làm sạch điện thoại hằng tuần. Dùng khăn giấy, vải sạch nhúng ít cồn và cọ sạch. Tốt nhất nên dùng cồn dưới 75%. Tuyệt đối không dùng cồn để lau màn hình điện thoại.
Băng vệ sinh
Băng vệ sinh và miếng lót hằng ngày nếu không thay thường xuyên, vùng kín dễ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng. Tốt nhất nên thay băng sau 2 đến 4 tiếng một lần. Tránh cất băng vệ sinh ở những nơi độ ẩm cao như nhà tắm, để tránh ẩm mốc. Khi băng đã bóc vỏ vô khuẩn ra thì nên sử dụng ngay.
Cách khắc phục: Hẹn giờ nhắc nhở thay băng vệ sinh cho bản thân, mỗi lần thay băng phải rửa tay sạch, không dùng tay bẩn tiếp xúc với băng vệ sinh và đồ lót.
Theo VnExpress.net
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua