Dòng sự kiện:

5 cách hiệu quả nhất để bảo vệ da khi tiếp xúc với tia UV và tia cực tím

Theo Gia đình mới
13:05 09/05/2018
Ánh nắng mặt trời gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng về da. Vậy phải làm sao khi tiếp xúc với tia UV và tia cực tím?

 

Mùa hè đến, để bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UVA gây bỏng da khi ra nắng, bạn có thể chọn trang phục chống nắng với một số mẹo dưới đây:

- Đội mũ có vành rộng ít nhất 2,5 cm, phủ được 2/3 khuôn mặt

- Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài

- Sử dụng các loại trang phục chống tia cực tím UV chuyên dụng

- Bịt khẩu trang vải dày che kín mặt, chỉ chừa vùng mắt có đeo kính. Khẩu trang màu đen, sậm có tác dụng chống nắng 90%, trong khi khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng chống nắng 60%.

- Vi khô giúp chống tia UV tốt hơn vải ướt

2. Bôi kem chống nắng

Bôi kem chống nắng phù hợp với từng loại da và bôi lại nhiều lần trong ngày là một cách bảo vệ da bạn khỏi tác hại trực tiếp từ tia UV.

Bạn nên:

- Nếu sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài, tốt nhất bạn nên chọn loại phổ rộng (Broad Spectrum) để bảo vệ đồng thời làn da khỏi tia cực tím loại A (UVA) và tia cực tím loại B (UVB).

- Chọn kem chống nắng theo thương hiệu: Kem chống nắng từ các nhà sản xuất Mỹ được cho là tốt nhất.

- Sử dụng kem chống nắng không có PABA vì chúng có thể làm ố quần áo và gây dị ứng da ở một số người.

- Không sử dụng kem chống nắng có vitamin A vì nó có thể dẫn đến ung thư khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

- Tránh chọn kem chống nắng có kèm thành phần chống côn trùng.

- Nên chọn kem chống nắng có thể sử dụng dưới nước nếu bạn đi bơi hoặc da nhiều mồ hôi.

- Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra nắng.

- Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 30 phút khi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi hoặc ở dưới nước.

Tiếp đó, hãy kiểm tra chỉ số SPF của kem chống nắng. Chỉ số này cho biết thời gian kem chống nắng hoạt động để bảo vệ da khỏi các tia cực tím có hại từ mặt trời.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng chỉ số SPF không mang tích lũy. Ví dụ, khi bạn bôi kem chống nắng có SPF 15 và tiếp tục bôi kem chống nắng có SPF 20 lên da, chúng có thể làm tăng hiệu quả chống nắng do lớp kem phủ lên da dày hơn, nhưng chúng không thể hoạt động tốt như kem chống nắng có SPF 35.

3. Sử dụng kính chống tia UV

Kem chống nắng không thể giúp bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra như bệnh đục thủy tinh thể, ung thư mắt. Bên cạnh đó, vùng da mắt dễ bị lão hóa hơn nếu tiếp xúc thường xuyên với tia UV.

Do đó nếu phải đi ngoài trời nắng, hãy chọn kính chống tia UV cho mắt với tiêu chí như sau:

- Chọn loại kính chống cả tia UVB và UVA- Kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt

- Kiểm tra chỉ số chống tia UV của kính. Chúng có thể ngăn chặn 99- 100% bức xạ UV theo tiêu chuẩn UV ANSI

- Lưu ý cần chọn kính có ghi thông số UV hoặc ANSI.

4. Sử dụng viên chống nắng

Ngoài những cách trên, để bảo vệ làn da, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng viên chống nắng. Đây là cách bảo vệ làn da với thời gian bảo vệ lâu hơn.

Lưu ý, uống viên chống nắng trước 30 phút đến 1 giờ, thường uống vào buổi sáng, trưa; lặp lại sau mỗi 6 giờ.

5. Tìm chỗ râm mát để nghỉ

Một cách bảo vệ da vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả khi ở ngoài trời đó là tìm chỗ râm mát để nghỉ. Bạn có thể đứng ở dưới những tán cây lớn để tránh nắng, đi ở những khu vực râm mát hoặc đi với ô dù.

Nguồn: Gia đình Việt Nam