5 điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo
5 điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo
23 tháng Chạp hàng năm, theo quan niệm dân gian là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Trong ngày này, nhà nhà tất bật chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo để tỏ lòng biết ơn thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Để tránh mất tài lộc, gia chủ cần lưu ý một số điều kiêng kị sau.
Cúng lễ sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp
Thời điểm tốt nhất để cúng ông Công ông Táo là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời nên cúng lúc này sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa.

Ảnh minh họa
Trong thời gian cúng, khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
Chuyên gia Nguyễn Song Hà cho rằng các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.
Đặt mâm lễ tùy tiện
Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà.

Ảnh minh họa
Việc cũng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.
Khấn xin tài lộc, tình duyên
Theo các chuyên gia phong thủy, ông Công ông Táo lên thiên đình để báo cáo việc lớn nhỏ của gia đình nên gia chủ chỉ nên khấn và cầu Táo Quân báo cáo điều tốt, không nên cầu xin việc sung túc, phú quý hay tình duyên.
Cúng tiền âm phủ
Nhiều gia đình thường có quan niệm sai lầm khi cho rằng càng đốt nhiều vàng mã, đấng trên sẽ ban cho họ thật phiều phước lành.
Theo các nhà văn hóa, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ tuyệt đối không nên đốt tiền âm phủ. Vì ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm. Điều này không chỉ gây tốn kém tiền của, không có lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết. Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thả cá chép ngày ông Công ông Táo thế nào cho ý nghĩa, linh thiêng?
- Chị em công sở chi mâm cỗ gần chục triệu 'đãi' ông Công ông Táo
- 5 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ông Công ông Táo
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua