5 kinh nghiệm "quý hơn vàng" để thai kỳ khỏe mạnh từ chuyên gia
Dưới đây là một vài kinh nghiệm quý giá được chia sẻ bởi GS. TS. BS. Nguyễn Duy Tài – Cố vấn chuyên môn Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) để giúp mẹ khỏe mạnh từ lúc mang thai đến khi con chào đời:
Giữ sức khỏe trong 3 tháng đầu thai kỳ
Đây là thời điểm rất quan trọng của sự hình thành và phát triển phôi thai, nên mẹ cần tránh nhiễm bệnh, đặc biệt là các loại siêu vi, và chưa cần phải ăn nhiều trong giai đoạn này.
Ăn uống quá nhiều khiến mẹ đái tháo đường thai kỳ
Nếu mẹ không ăn uống đầy đủ chất, chỉ lo uống sữa để con “thông minh” thì bữa ăn sẽ thiếu nhiều thành phần khác, dễ có nguy cơ làm cho trẻ nhẹ cân.Ngược lại, mẹ ăn uống dư thừa sẽ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ, hoặc trọng lượng bé quá to với khung chậu của mẹ phải chuyển sang sinh mổ. Chưa kể, khi mẹ tăng cân quá nhiều sẽ khó lấy lại vóc dáng sau sinh, hay mắc bệnh đái tháo đường sau này.
Không có thuốc bổ hay thức ăn nào để con thông minh
Mẹ cần thực hiện ăn theo tháp dinh dưỡng cho người mang thai, đa dạng thức ăn và tăng cân hợp lý (vấn đề này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể trong từng trường hợp). Các mẹ bầu không cần thiết phải đi săn lùng những loại đồ bổ tăng cường DHA.
Thực tế là, trong các loại thực phẩm hàng ngày có chứa rất nhiều DHA. Điều quan trọng là mẹ phải có chế độ ăn, nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ. Khi mẹ khỏe mạnh, con mới khỏe mạnh. Thông minh là phạm trù khác và được tác động bởi nhiều yếu tố: sức khỏe tốt, giáo dục tốt, môi trường trưởng thành của trẻ…
Nghỉ tiền sản 1 tháng trước sinh
Tốt nhất, sau tuần 35 của thai kỳ, mẹ mang thai nên nghỉ tiền sản, vừa phù hợp luật pháp, vừa bảo vệ sức khỏe cho mẹ lẫn con. Vì khi các mẹ nghỉ ngơi, lượng máu đổ về tử cung và nuôi bào thai sẽ tốt hơn. Nhờ đó, vào tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi có thể tăng thêm từ 600 – 800 gram.
Cẩn thận nếu mang thai khi vết mổ cũ còn mới
Khi sinh mổ, vết mổ sẽ hình thành sẹo trên tử cung. Do đó, khoảng cách giữa hai lần mang thai dưới 1 năm rất nguy hiểm. Bởi khi mang thai, tử cung giãn nở, to lên gấp 20 lần bình thường. Và khi vết mổ cũ còn mới, có thể bung ra trong thời kỳ mang thai. Với trường hợp đã mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi sát và khi gần đến ngày sinh, bệnh nhân thường được mổ sớm hơn ngày dự sinh từ 2 – 4 tuần.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thói quen 'ăn cho hai người' của mẹ bầu gây hại cho trẻ nhỏ
- Hơn ngàn lời nói, một bức ảnh khiến mẹ bầu "ngần ngại" sinh con
- Mẹ bầu ăn thế nào để không bị tăng cân quá nhiều?
- 3 loại trái cây dù có thèm đến mấy mẹ bầu cũng không được ăn trong 3 tháng đầu
- Đang đau đẻ thấu trời, người xung quanh còn nói móc ''Lúc sướng ai sướng cho', mẹ bầu nói 1 câu mà tất cả câm nín
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua