5 mẹo trị con ăn vạ không cần la mắng
Khi một cơn giận giữ xảy ra, điều quan trọng là ở bên trẻ và giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Dần dần bé con sẽ học được cách quản lý những cảm xúc của chính mình.
1.Tìm hiểu nguyên nhân và ngăn chặn cơn giận dữ
Trong khi hình thành một cơn giận giữ, trẻ sẽ trở nên choáng ngợp với những cảm xúc. Trẻ sẽ khó chịu, bực tức, rất khó tính hoặc cố chấp. Trẻ có thể hành động kiểu ngớ ngẩn hoặc "bùng nổ". Mẹ nên để ý những hành động cũng như thói quen của trẻ và nếu đã hình thành một khuôn mẫu, cố gắng thực hiện những gì bạn có thể làm để ngăn chặn cơn giận dữ. Ví dụ, nếu những cơn giận giữ luôn luôn xảy ra vào thời điểm ăn tối, hãy để trẻ giúp bạn chuẩn bị bữa ăn, hoặc có một khoảng thời gian đặc biệt với trẻ ở thời điểm đó trong ngày.
Cố gắng giải quyết những vấn đề làm trẻ bực bội. Có thể là những thứ rất nhỏ đối với bạn, nhưng có thể lớn đối với trẻ. Nếu vấn đề lên đến đỉnh điểm của sự căng thẳng hoặc mất phương hướng, điều đó có thể làm trẻ ngoài tầm kiểm soát.
Khi đối phó với những bé khóc dai dẳng, bố mẹ phải duy trì sự kiên quyết của mình bởi trẻ con thường không dễ đầu hàng. (Ảnh minh họa)
2. Lắng nghe bé
Hãy tưởng tượng ra sự thất vọng của một đứa trẻ khi cố gắng thể hiện một điều gì đó với bố mẹ mà không được. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự cáu giận ở bé. Lắng nghe cẩn thận những gì con bạn đang cố gắng để nói, cũng giống như bạn làm với một người lớn khác. Thì thầm rằng bạn hoàn toàn hiểu được lý do tại sao chúng khóc và bạn đang ở đây để giúp đỡ chúng. Hỏi xem chúng muốn gì vỉ khi trẻ biết bạn đang kết nối với chúng, chúng sẽ kể lể. Tuy nhiên có trẻ sẽ không hợp tác ngay nếu chúng đang cơn khóc, hãy kiên nhẫn dỗ dành chúng sẽ nghe và khóc bé dần.
3. Thể hiện sự kiên quyết với bé
Khi đối phó với những bé khóc dai dẳng, bố mẹ phải duy trì sự kiên quyết của mình bởi trẻ con thường không dễ đầu hàng, đừng để con nhận ra bố mẹ sắp bỏ cuộc và chịu thua trước đòi hỏi của con. Hãy quyết tâm dập tắt các hành động không ngoan để dạy con hiệu quả. Thậm chí bạn còn cần thể hiện sự giận dữ của mình một cách có ý thức trước mặt chúng. Con bạn sẽ rất sốc và việc khóc lóc sẽ chấm dứt.
4. Ôm ấp bé
Thông thường, ăn vạ là dấu hiệu của một đứa trẻ không nhận được sự quan tâm và tình cảm mà chúng đang tìm kiếm. Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi bỏ qua cơn nóng giận của con, mà thực chất chúng chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý của mọi người, khiến cơn giận của trẻ càng trở nên trầm trọng. Đôi khi một cái ôm đơn giản có thể làm dịu tình hình và mang lại bình tĩnh và hòa bình.
5. Cắt giảm những loại đồ ăn không tốt cho bé
Đây là biện pháp mang ý nghĩa lâu dài. Bởi vì những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất “không tốt” như đường, mỡ, và muối có hại cho cơ thể lại là những món thông thường trẻ thích như món khoai tây chiên , pizza, bánh kẹo,... Những món ăn này thường là đồ khoái khẩu của các bé, nhưng không nên dùng thường xuyên dễ bị mập và cao mỡ, cao máu. Hơn thế nữa, đồ ngọt có thể gây ra các biến lượng đường trong máu gây ra thay đổi tâm trạng còn cafein trong đồ uống có ga còn khiến trẻ nổi nóng. Chính vì vậy, để hạn chế cơn cáu giận của trẻ thì mẹ tốt nhất nên hạn chế những loại đồ ăn này trong khẩu phần hàng ngày của bé.
Theo Discipline/Khám phá
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua