5 món đồ cha mẹ thông minh đừng bao giờ mua khi con dưới 1 tuổi, vừa phí tiền lại gây hại cho con
( KHOEVADEP ) - Tâm lý cha mẹ chuẩn bị sinh con thường muốn mua cho con rất nhiều thứ. Tuy nhiên, mua 5 món đồ này chẳng những lãng phí mà có khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trẻ sơ sinh luôn cần được nâng niu và phải được chăm sóc một cách cẩn thận. Các bé chưa biết cách tự bảo vệ mình khỏi những tình huống nguy hiểm. Vì vậy mà cha mẹ cũng cần lưu ý đến cả những vật tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến trẻ như gối, chăn, thú nhồi bông,…
Gối, chăn
Người lớn có thói quen dùng gối khi ngủ. Thậm chí có người dùng gối rất cao. Chính vì vậy mà cha mẹ cho rằng trẻ sơ sinh cũng cần dùng gối giống như mình. Thực tế thì trẻ sơ sinh nên nằm ngủ trên một bề mặt phẳng, xung quanh không có chăn hoặc gối cho đến khi được 18 tháng tuổi.
Đặc biệt trong 1 năm đầu đời, thứ duy nhất có trong nôi hoặc cũi của trẻ chính là một tấm trải giường vừa vặn, đơn giản.
Nếu dùng gối, chúng có thể khiến trẻ sơ sinh ngạt thở do vô tình vì mặt xuống gối trong khi ngủ. Còn chăn thì làm các bé quá nóng, có thể dẫn đến đột tử. Nếu sợ con lạnh cha mẹ hãy mặc cho con quần áo dài tay và có độ dày phù hợp.
Tấm chắn cũi
Tấm chắn cũi là những miếng bông lót xung quanh mép cũi, thường đi kèm theo cũi khi cha mẹ mua. Công dụng của tấm chắn cũi theo như nhà sản xuất là để giữ cho em bé lỡ có va chạm vào thành cũi thì cũng không bị đau. Tuy nhiên, tấm chắn cũi lại có thể khiến trẻ bị ngạt thở hay bị đột tử trong lúc ngủ. Lý do là bởi nó làm giảm lưu lượng không khí ra ngoài trong cũi gây ra hiện tượng quá nóng.
Đồ chơi nhồi bông có lông dài
Những con thú nhồi bông có lông dài giống như gối chăn, có khả năng gây ngạt thở nếu chẳng may trẻ úp mặt vào chúng. Thêm nữa, mắt mũi của thú nhồi bông thường được gắn vào thân bằng chỉ. Các bộ phận này dễ bị rơi ra ngoài và trẻ rất có thể sẽ cho chúng vào miệng. Chưa kể màu dùng để nhuộm thú nhồi bông cũng gây độc hại nếu trẻ ngậm miệng vào.
Trong trường hợp lông của thú nhồi bông bị rụng, chúng có thể bám vào mắt, mũi, miệng của trẻ và khiến trẻ khó chịu.
Máy tạo độ ẩm không khí
Thiết bị này tuy khá hữu ích nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì lại gây ra tình trạng ẩm ướt và nấm mốc. Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên kết hợp máy tạo độ ẩm với thiết bị đo độ ẩm để theo dõi độ ẩm trong phòng trẻ. Độ ẩm tối ưu nhất tốt cho sức khỏe của trẻ em là từ 30 – 50%.
Nến thơm và chất làm mát không khí
Những sản phẩm có hương thơm như nến thơm, chất làm mát không khí đều có chứa hóa chất. Chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp mà đôi khi người lớn cũng bị ảnh hưởng. Vậy nên hãy tránh sử dụng sản phẩm có mùi thơm trong nhà, nhất là trong phòng ngủ của trẻ sơ sinh. Phổi của trẻ còn đang phát triển, nếu tiếp xúc với các hóa chất sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào.
Khỏe và đẹp
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua