5 rủi ro đáng sợ khi mẹ mang thai ngoài 35 tuổi gặp phải
Thụ thai khó khăn hơn
Sau 35 tuổi, khả năng thụ thai của chị em phụ nữ sẽ thấp hơn. Đặc biệt, sau 40 tuổi thì chất lượng trứng sẽ suy giảm nhiều, khả năng mang thai tự nhiên giảm mạnh, chỉ còn khoảng 45-50%. Nếu muốn có con trong độ tuổi này, bạn nên cân nhắc việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.
Tỉ lệ thai nhi dị tật cao hơn
Khi hai vợ chồng đã ngoài 35 tuổi thì chất lượng trứng và tinh trùng đều không còn được như trước. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của phôi, do đó xác suất biến dạng ở thai nhi cao hơn như những bất thường về nhiễm sắc thể và hộ chứng Down.
Dễ bị cao huyết áp cao
Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tuổi dễ bị tình trạng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai: trước 20 tuần (tăng huyết áp mãn tính), sau 20 tuần (tăng huyết áp thai kỳ) hoặc sau 20 tuần và đi kèm với protein trong nước tiểu (tiền sản giật).
Nguy cơ sẩy thai cao
Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35 mang thai thường có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ trẻ. Nguy cơ sẩy thai cũng tăng theo độ tuổi, trong khi phụ nữ ở độ tuổi 35 là 20%, thì phụ nữ ở độ tuổi 45 lên tới 35%. Tỷ lệ sẩy thai cao được cho là bởi tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hiện diện của các nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi. Ngoài ra, hiện tượng thai chết lưu còn có thể xảy ra tự nhiên ở giai đoạn muộn của thai kỳ.
Phòng ngừa các nguy cơ
Nếu người mẹ khỏe mạnh thì em bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đi khám sức khỏe sinh sản định kì. Nếu mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, cần được bác sỹ điều trị và tư vấn kỹ để kiểm soát tốt các tình trạng này khi bạn mang thai.
Ngoài ra, đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng bởi răng và lợi khỏe mạnh làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Trong quá trình mang thai, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Ăn nhiều trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc, và các sản phẩm sữa ít chất béo.
Ngoài ra, nên uống sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mỗi ngày để giữ cho răng và xương khỏe mạnh cũng như đảm bảo cho sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, hãy ăn các loại thực phẩm bổ sung axit folic như rau xanh lá (cải, súp lơ…), đậu khô, gan, và một số loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi...)
Thêm nữa, luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và duy trì được cân nặng lí tưởng khi mang thai. Hãy đến bác sĩ tư vấn để tìm ra chương trình tập luyện phù hợp với phụ nữ mang thai.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ đề nghị mang thai hộ con gái bị ung thư
- Để có thai kỳ khỏe mạnh không lo dị tật, mẹ phải làm những việc này trước khi mang thai
- Những nguy cơ khi mang thai sau tuổi 40
- Phụ nữ mang thai có nên ăn cá chép không?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua