6 'KHÔNG' để con không bao giờ ăn vạ
Những trận mè nheo vòi vĩnh hay lăn lóc ăn vạ của trẻ nhỏ luôn khiến cha mẹ đau đầu. Tuy nhiên, có thể biểu hiện ngang bướng ở trẻ xuất phát từ chính những sai lầm không đáng có từ cách dạy con của cha mẹ. Dưới đây là những điều các bậc phụ huynh cần ghi nhớ để không phải lâm vào những tình huống mệt mỏi vì xử lí thói ương ngạnh của con:
Không làm trẻ xấu hổ
Đừng quát mắng hay trách móc trẻ ở chốn đông người vì điều này sẽ hạ thấp lòng tự trọng của trẻ. Phơi bày thói xấu của trẻ trước mặt những người khác khiến trẻ “nổi đóa” vì bị chạm vào lòng tự ái và càng không muốn hợp tác với bố mẹ hơn.
Không sốt sắng khi con ăn vạ
Trẻ thường ăn vạ với bố mẹ, với người thân trong nhà nhưng khó ăn vạ với người lạ. Nguyên nhân là do trẻ nhận thức được rằng , cứ khóc lóc, đòi hỏi là sẽ được mọi người trong gia đình quan tâm và chú ý hơn. Vì thế, hãy giữ thái độ khách quan, cứng rắn, tránh việc đáp ứng ngay lập tức đáp ứng nhu cầu của trẻ hay la lối, cằn nhằn với trẻ, vì cả hai cách này đều khiến trẻ đạt được mục đích “gây sự chú ý”.
Nếu trẻ đủ lớn và bố mẹ có thể đảm bảo về độ an toàn, hãy dắt trẻ vào một căn phòng yên tĩnh và cho trẻ có thời gian ngồi một mình để trấn tĩnh lại. (Ảnh minh họa)
Không đưa ra biện pháp răn đe “suông”
Nếu bố mẹ chỉ đưa ra những lời răn đe “suông” mà sau đó quên bẵng mất không thực hiện thì trẻ sẽ không bao giờ hiểu được tác hại của việc không nghe theo bố mẹ và vì thế sẽ lại tái phạm ở những lần sau. Không nhất thiết lúc nào cũng phải hù dọa trẻ bằng những hậu quả nặng nề nếu trẻ không vâng lời. Tuy nhiên, đối với những trẻ quá bướng bỉnh thì bố mẹ cần có cách phạt khoa học.
Không đưa ra yêu cầu chung chung
Quá nhiều lựa chọn khiến trẻ bối rối, mất kiểm soát và ở độ tuổi của trẻ, rất khó để trẻ quyết định được khi những lựa chọn bố mẹ đưa ra vừa nhiều lại vừa chung chung. Thay vì đưa ra những câu hỏi mở như “Con muốn mặc cái gì?”, hãy hỏi con cụ thể “Con muốn mặc áo màu xanh hay áo màu đỏ?”
Không nổi cáu với con
Một điều dễ nhận thấy là khi trẻ ăn vạ, cha mẹ càng quát mắng, nổi nóng thì trẻ càng “lên cơn” hơn. Cha mẹ là hình mẫu mà con cái thường học tập theo, nếu cha mẹ không thể bình tĩnh trước cơn ăn vạ của con thì trẻ cũng không bao giờ học được cách kiềm chế giận dữ.
Nếu trẻ đủ lớn và bố mẹ có thể đảm bảo về độ an toàn, hãy dắt trẻ vào một căn phòng yên tĩnh và cho trẻ có thời gian ngồi một mình để trấn tĩnh lại.
Không quên khen điểm tốt của con
Sai lầm thường gặp của bố mẹ có con hay ăn vạ, bướng bỉnh là chỉ tập trung làm sao trị được thói xấu của con mà quên mất rằng con mình còn có điểm tốt cần được động viên, khen ngợi. Trong những hoạt động hàng ngày, hãy tìm ra những việc trẻ thực hiện tốt để khích lệ con, nâng cao lòng tự hào và niềm tin tưởng vào bản thân của trẻ, nhờ được khen mà trẻ sẽ tự giác không có thái độ vòi vĩnh hay mè nheo nữa.
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua