Dòng sự kiện:

7 điều nếu cha mẹ ép buộc con sẽ trở nên yếu đuối

03:51 25/10/2015
Có 7 điều không nên ép buộc trẻ, nếu như cha mẹ không muốn con mình vì những điều đó mà lớn lên sẽ trở nên yếu đuối, trầm cảm và bị phụ thuộc.

Đừng ép con phải ăn

Đừng sợ con bị đói mà ép buộc khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh, mà ngược lại, bữa ăn phải được xem là phần thưởng, niềm vui và sự thỏa mãn cơn đói. Việc ép buộc ai đó phải ăn là trái với tự nhiên, bởi cơ thể chúng ta được thiết lập dựa trên nhu cầu cần bao nhiêu đáp ứng bấy nhiêu. Điều này sẽ khiến trẻ sinh chán ăn. Điều quan trọng là hãy lắng nghe những nhu cầu bản thân trẻ. Thói quen khi không muốn ăn mà vẫn phải đưa thứ gì vào miệng một cách vô thức có thể dẫn đến hậu quả béo phì.

Đừng ép trẻ nói dối

Làm sao mà bạn có thể giải thích cho con rằng không bao giờ được nói dối bố mẹ, còn với người khác thì đôi khi có thể được phép. Trẻ không hiểu sự phức tạp như việc nói dối có lợi cho mình. Các nguyên tắc cần phải rõ ràng: có thể hoặc không thể nói dối. Khi đã ép trẻ nói dối một lần thì bạn chớ ngạc nhiên là trẻ sẽ nói dối chính cha mẹ.

Không ép buộc trẻ xin lỗi khi con chưa nhận ra lỗi lầm

Kiểu xin lỗi không thật lòng cũng giống như sự dối trá vậy. Nếu như con đánh bạn để bạn khóc hay giật đò chơi của bạn thì hãy giải thích rằng bạn đó cảm thấy bị xúc phạm ra sao. Phải để cho con thấy thấm thía cảm giác này. Trước khi khuyên con xin lỗi, hãy làm cho con tự giác nhận ra lỗi của ình, nếu không lời xin lỗi chỉ là lời đạo đức giả để xóa lỗi lầm.

Không ép trẻ làm điều trẻ không hứng thú

Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo học khi vui chơi là cách tích cực nhất. rong các trò chơi và sử dụng đồ chơi làm trẻ nắm bắt được những dạng cư xử mới trong các mối quan hệ (mẹ-con, thầy-trò, người bán và người mua)… Trẻ học cách đọc đếm, học thuộc các bài thơ và bài hát. Tiếc rằng ở lứa tuổi này rất dễ làm cho trẻ ghê sợ việc học tập, thể thao hoặc các bài học âm nhạc nếu như bạn ép buộc con quá mức. Trẻ sẽ không học được cách tìm ra đam mê của bản thân. Điều này sẽ trở thành vấn đề trong khoảng 8-10 năm nữa, khi việc chọn ngành nghề sẽ thiếu đi mục đích, yêu đời và đam mê. Những đứa trẻ bị gò ép thái quá sẽ trở nên thờ ơ bởi bản thân chúng không biết mình muốn gì.

Không ép trẻ ở lại nơi chúng không thích, ở bên cạnh những người mà trẻ không yêu quý hoặc sợ hãi

Không ép con phải ở bên cạnh người quản gia, cô, bác hoặc với người lớn nào mà chúng không thích. Thứ nhất, điều đó gây chấn động rất nghiêm trọng vấn đề tâm lý. Thứ hai, bản thân trẻ sẽ phải chịu áp lực và nhớ mãi tình trạng không ai để ý đến mong muốn của mình. Tốt nhất, nên nhẹ nhàng hỏi con vì sao mà con không thích ở bên cạnh những người đó hoặc ở lại nơi đó. Có thể sau khi nghe trẻ giải bãy, bạn sẽ tự thấy đúng là không nên ép trẻ chịu đựng điều này.

Không buộc con kết bạn với ai đó

Việc khuyến khích con ra ngoài giao tiếp với bạn là điều tốt. Tuy nhiên đừng ép con phải kết bạn với những đứa trẻ nó không thích chỉ bởi vì bạn cho rằng đó là những người bạn thích hợp. Con bạn có những nhu cầu tình cảm và sự nhìn nhận riêng của mình về những người làm cho nó cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái. Biết chọn những người bạn từ thuở ấu thơ thì khi trưởng thành chúng sẽ biết chọn cho mình công việc yêu thích, những người đáng yêu quý và tin tưởng…

Đừng ép con phải sống khác bản tính của con

Cảm giác đáng sợ nhất là khi cảm thấy hổ thẹn vì bản thân mình. Đừng buộc con phải thành người vui vẻ gượng gạo nếu như bản tính của con là lặng lẽ và trầm ngâm. Không nên thường xuyên vạch ra cho con thấy khuyết điểm của con. Gia đình là nơi con được yêu thương chứ không phải để ép buộc con sống theo một khuôn mẫu nào đó.

Linh An (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam