8 chìa khóa vàng để dạy con lớn lên thành công trong mọi hoàn cảnh
Đa phần phụ huynh thời nay cho rằng, giáo dục con chính là giúp trẻ phát triển trí tuệ, cho nên con mới 2-3 tuổi đã bắt đầu cho bé học thơ, 4-5 tuổi học tiếng Anh, tan học ở trường còn thuê gia sư, cho con đi học thêm, thành tích học tập nhất định phải trong top, tương lai cũng phải đỗ được vào trường danh giá. Chỉ có như vậy mới khiến cha mẹ cảm thấy đã thành công trong việc dạy con, đứa trẻ cũng mới được coi là thành tài.
Là cha mẹ thời hiện đại, liệu bạn có thực sự biết nên giáo dục con mình thế nào cho hợp với thế hệ bây giờ không?
Thực tế đã chứng minh, đây là một sai lầm rất lớn trong việc giáo dục từ gia đình, sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng.
Giáo dục từ gia đình một cách đúng đắn là bố mẹ giúp đỡ con hình thành nhân cách tốt đẹp. Ông Cai Yuanpei - một nhà tuyên truyền quốc tế ngữ, nhà giáo dục người Trung Quốc, giám đốc Đại học Bắc Kinh đã chia sẻ 8 chìa khóa giúp bố mẹ dạy con lớn lên ở đâu cũng có thể thành công:
Chìa khóa 1: Dạy con cách duy trì thái độ lạc quan
Bước đầu tiên để có thái độ lạc quan là phải biết chấp nhận hiện thực, nuôi dưỡng tinh thần lạc quan, giúp trẻ thản nhiên đối mặt với rủi ro trong cuộc sống. Dạy con cách giữ 1 trái tim nóng và 1 cái đầu lạnh. Khi con đặt quá nhiều lo lắng vào 1 việc gì đó, bé sẽ có xu hướng không phát huy được toàn bộ năng lực vốn có của mình. Rèn luyện tính hài hước cho trẻ, nhìn mọi việc theo cách đơn giản nhưng làm theo cách nghiêm túc.
Chìa khóa 2: Để trẻ học cách biết ơn, hiểu về khoan dung
Bụng dạ hẹp hòi sẽ chỉ khiến con chịu nhiều vất vả. Sở hữu trái tim yêu thương, trẻ sẽ có động lực theo đuổi cái hay, cái đẹp. Loại bỏ ngay những hành vi có tính hung hăng, tàn nhẫn của trẻ. Học cách biết ơn, trẻ mới có thể trưởng thành.
Sở hữu trái tim yêu thương, trẻ sẽ có động lực và nhiệt huyết theo đuổi cái hay, cái đẹp.
Chìa khóa 3: Nuôi dưỡng lòng dũng cảm, đối diện với thất bại ở trẻ
Trẻ em thường rất yếu đuối, mong manh nên người lớn cần giúp trẻ dũng cảm nhìn thẳng vào thất bại. Không nên xem thường việc bồi dưỡng ý chí vững chắc cho trẻ. Nếu như trẻ luôn thấy lạ lẫm, hoảng hốt trước khó khăn thì sẽ rất khó hòa nhập với xã hội. Trẻ nên tự tin thay vì tự ti. Nếu bố mẹ suốt ngày trách mắng thất bại của con, trẻ sau này sẽ trở thành kẻ “bất tài”. Khen ngợi con đúng lúc, chỉ cần không quá đà là được.
Chìa khóa 4: Dạy trẻ tự bảo vệ mình
Dạy trẻ những kiến thức an toàn cơ bản, bình tĩnh trước những tổn thương thân thể. Những đứa trẻ quá dựa dẫm vào bố mẹ, thiếu kỹ năng mềm có nguy cơ bị cuộc sống “đánh gục” bất cứ lúc nào. Quá bao bọc con cũng đồng nghĩa với làm hại con. Từ từ nâng cao khả năng “miễn dịch” của trẻ, bình tĩnh trước cám dỗ.
Chìa khóa 5: Để trẻ dám mơ ước
Không nên phê phán và chê cười những ước mơ “viển vông” của trẻ. Khi con có ước mơ, bố mẹ hãy dẫn dắt con bước thêm 1 bước đến gần với ước mơ đó. Từ chối trả lời câu hỏi “Tại sao” của trẻ, cũng giống như người lớn đã cắt đứt đôi cánh tư duy đang dần hình thành trong bé. Hãy chú ý đến sở thích, hứng thú của trẻ. Những đứa trẻ giỏi trong việc sáng tạo thường có đầu óc tư duy rất nhạy bén - một trong những tiền đề để đạt được thành công.
Chìa khóa 6: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp của trẻ
Khả năng nói chuyện với mọi người có thể giúp trẻ thu hút sự chú ý và quý mến từ người khác. Bố mẹ nên dạy trẻ hiểu rằng: Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình. Con biết dũng cảm thừa nhận sai sót chính là đã tự mình làm giảm đi 1 nửa độ nghiêm trọng của sự việc. Kỹ năng làm việc nhóm còn quan trọng hơn kiến thức sách vở rất nhiều. Trẻ biết cách lắng nghe sẽ được mọi người tin tưởng hơn.
Giao tiếp và làm việc nhóm là những kỹ năng cơ bản mà trẻ cần phải rèn luyện.
Chìa khóa 7: Hướng dẫn con biết cách sử dụng tiền bạc
Trẻ được tiếp xúc và biết cách dùng tiền tiêu vặt càng sớm, sau này sẽ càng dễ kiếm được tiền. Bố mẹ nên dạy trẻ cách tiêu tiền mừng tuổi của mình cho những việc hợp lý. Trẻ hình thành được thói quen tiết kiệm, dành dụm sẽ có cuộc sống tương lai không quá khó khăn, chật vật. Bố mẹ cũng cần hiểu đạo lý: Dạy con cách bắt cá chứ không tặng cá cho con. Kịp thời uốn nắn tính hay so bì, ganh tị của con trẻ.
Chìa khóa 8: Giúp trẻ bồi dưỡng niềm tin ở bản thân
Nếu bố mẹ để trẻ thường xuyên cảm thấy xấu hổ, rất dễ khiến trẻ hình thành lòng tự ti. Trẻ biết cách đánh giá cao người khác cũng đồng nghĩa với việc có thể tự nhìn nhận bản thân. Giúp con dần dần tự phát hiện ra ưu điểm của bản thân và phát huy nó.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách dạy con để 'không thành công cũng thành danh' của Lý Quang Diệu
- Cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ
- Tranh cãi về danh sách 50 kỹ năng mẹ quên dạy con
- Ông bố Mỹ dạy con bằng cách luôn cư xử văn minh với vợ cũ
- 3 quy tắc nên dạy con sớm để trở thành người có nhân cách tốt
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua