Dòng sự kiện:

8 việc nếu bỏ lỡ sẽ gây tiếc nuối lớn cho trẻ

22:02 13/10/2015
hững việc của thời thơ ấu giúp trẻ mở mang tư duy, vững chắc tình bạn và là cơ sở của nguồn sức khỏe, là trụ cột cho tinh thần của trẻ mai sau. Nếu nhỡ bỏ qua những việc này sẽ gây nỗi tiếc nuối lớn cho trẻ.
Hội nhập vào nhóm nhỏ

Trẻ thường quen lấy mình làm trung tâm, không thể hiểu được tình cảm, ý chí, nhu cầu của người khác để dung hòa trong đời sống cộng đồng. Nhưng khi vui chơi chung có thể giúp trẻ hiểu người khác.

Mặt khác, trong quá trình giao lưu xã hội, trẻ có thể học được ý thức và phương pháp giao tiếp. Điều này cũng cần sự hướng dẫn thêm của bố mẹ, ví dụ: giao tiếp lịch sự, chuẩn mực xã hội, chuẩn mực hành vi… Trong quá trình dạy dỗ, bố mẹ hãy kết hợp với những nội dung này.

Ngoài ra, trong sinh hoạt cộng đồng, trẻ rất dễ phát hiện và tìm thấy niềm vui, điều này rất quan trọng đối với bố mẹ. Trẻ đến tuổi đi mẫu giáo, tham gia đội bóng của trường, học các lớp hướng dẫn kỹ năng hoặc thường xuyên chơi với các bạn nhỏ đều có thể hội nhập được vào trong cộng đồng.

Tìm thấy một người tôn sùng

Đối với trẻ nhỏ, người này có thể là nhân vật hư cấu trong truyện. Nếu trẻ xem một số truyện trong thời gian dài, nhân vật trong truyện sẽ trở thành người bạn tinh thần của trẻ, lưu trong đầu trẻ thời gian dài, trẻ cũng sẽ xem nó là nhân vật chân thực. Người “bạn” này có tác dụng làm bạn và an ủi trên tinh thần, làm cho nội tâm của trẻ  có cảm giác an toàn, ấm áp.

Đối với trẻ lớn hơn một chút, có thể là nhân vật thực tế, ví dụ: nhân vật trong lịch sử hoặc diễn viên trong phim hay nhân vật thực tế trong cuộc sống như thầy cô giáo, bố mẹ, chú cảnh sát… Chỉ cần là nhân vật anh hùng tràn đầy nhân cách hay nhân vật có cống hiến lớn ở một lĩnh vực nào đó đều có thể trở thành người bạn tinh thần quan trọng trong sự trưởng thành của trẻ.

Đọc xong một cuốn sách

Bố mẹ nên chủ trương cho trẻ đọc tiểu thuyết có đầy đủ các nhân vật, cốt truyện nhiều tình tiết, ngôn ngữ sinh động có thể thu hút trẻ tiếp tục đọc. Sau hi đọc xong, đầu tiền, trẻ sẽ có cảm giác đạt được thành công, ngôn ngữ của tác giả, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Vì vậy, trong quá trình đọc và sau khi hoàn thành, tốt nhất bố mẹ nên thảo luận theo chủ đề với trẻ, làm cho trẻ hiểu cốt truyện sâu hơn, nếu không trẻ chỉ là đọc theo bề mặt. Đương nhiên, có thể cho trẻ tham gia một câu lạc bộ đọc sách, cùng thảo luận với bạn bè thì hiệu quả càng tốt.

Tiếp xúc với thiên nhiên

Hòa vào trong tự nhiên, trẻ luôn thoải mái, vui vẻ, trực tiếp nhất là chạy nhảy, hít thở không khí trong lành rất có ích cho cơ thể mạnh khỏe. Nếu trẻ có áp lực ở trường học và gia đình, hoà vào trong thiên nhiên, trẻ được thư giãn và an dưỡng tinh thần. Trong thiên nhiên, trẻ có thể phát hiện một số vật mới lạ, mở mang đầu óc, nhận thức phong phú.

Ngoài ra, tiếp xúc với thiên nhiên có thể giúp thúc đẩy trẻ phát triển, bồi dưỡng cảm giác nghệ thuật… Thời gian dài sẽ hình thành một quan niệm tăng sâu nhận thức của trẻ đối với sinh mạng.

Kiên trì một môn thể thao nào đó

Khuyến khích trẻ tham gia nhiều môn thể thao nhưng ít nhất, trẻ có hưng thú và kiên trì một môn thể thao nào đó. Điều này rất có ích cho thể lực và tinh thần của trẻ, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả đời. Các môn thể thao phù hợp với tuổi đều nên để trẻ tham gia, không nên vì sợ và tránh nguy hiểm mà không cho trẻ thử thách.

Định kỳ tham gia một hoạt động

Ví dụ hoạt động thân thiện của tổ chức trong khu cộng đồng trẻ đang ở, một số hoạt động công ích, thiện nguyện nào đó. Cách giáo dục dạng xã hội này có thể giúp trẻ hiểu người khác, hiểu xã hội, để trẻ hiểu và biết giúp đỡ những người nhỏ yếu, có hoàn cảnh khó khăn. Nếu không thực hiện, sẽ rất khó cho trẻ lĩnh hội được.

Tham gia và bắt tay vào làm

Người lớn khi xem có thể nhận thức được một việc gì đó nhưng trẻ không động tay sẽ rất khó hình thành nhận thức với sự vật. Trong cuộc sống, nên cho trẻ tham gia vào nhiều hoạt động chân tay, có thể để trẻ làm việc nhà như quét nhà, lau bàn ghế… Có trẻ thích chơi sắp xếp các khối gỗ, có trẻ thích nghịch cát, có trẻ lại thích giúp mẹ làm món ăn, những việc này đều rất có ích. Ngoài ra. cũng có thể đưa trẻ sờ chạm vào những con vật nhỏ, lấy lá cây sắp xếp lại thành một tấm hình đẹp…

Có đồ sưu tập của bản thân

Bố mẹ hãy mua cho trẻ một chiếc “hộp đựng vật báu”. Một mặt, dùng để trẻ thu dọn đồ vật của mình, mặt khác, dùng để trẻ thu thập các món đồ trẻ yêu thích hoặc có ý nghĩa đặc biệt. Thời gian dài, trẻ sẽ nảy sinh tình cảm với vật trẻ đã dùng, quá trình thu nhận cũng là cách bảo vệ đồ vật, kể cả không dùng trong thời gian dài. Sau này lớn lên sẽ là một kỷ niệm có thể mang lại được cảm giác thời đó để trẻ học được cách quý trọng. Nếu điều kiện cho phép, trẻ có phòng độc lập, giá sách, hộp sưu tầm riêng sẽ giúp trẻ sắp xếp đồ vật của mình theo từng loại như đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ trang sức, quà tặng. Từ đó hình thành bộ sưu tập của riêng mình.

Theo Mecon.vn/VTC