85% trẻ mắc sởi do chưa được tiêm phòng
Theo TS. Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng.
Trẻ bị sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng…
“Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh lại xảy ra quanh năm”, TS Lâm cảnh báo.
Nhiều bệnh nhân nhi nhập viện do sởi
Chăm con 6 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Thanh cho biết, trước khi nhập viện 2 ngày, con chị có biểu hiện sốt cao, chị đưa đi khám ở bệnh viện tư nhân và uống thuốc hạ sốt nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm. Sau 2 ngày điều trị tại nhà, gia đình nhận thấy cháu bé xuất hiện các triệu chứng mới như nổi các nốt đỏ ở mặt và các vết loét ở khoang miệng, chảy nước mũi và ho nhiều. Gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán bé K.H. bị bệnh sởi biến chứng viêm phổi và phải nhập viện điều trị.
Không chỉ bé K.H, tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện đang điều trị cho 9 trẻ mắc sởi bị biến chứng. Từ đầu năm 2018 đến nay, tại Khoa cũng đã tiếp nhận và điều trị hơn 70 trẻ mắc bệnh sởi, trong đó hơn 85% chưa được tiêm phòng bệnh. Đáng chú ý là trong số các bệnh nhi chưa tiêm phòng sởi có hơn một nửa trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng.
“Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%.Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng”, TS Lâm giải thích.
Trước đó, thống kế của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, năm 2017, cả nước có 431 trường hợp phát ban nghi sởi. Trong số 141 trường hợp dương tính với sởi có 54 trường hợp dưới 9 tháng chưa đến độ tuổi tiêm chủng, 55 trường hợp không tiêm chủng.
Riêng Hà Nội ghi nhận 83 trường hợp mắc sởi, 1 ca tử vong. Đặc biệt, 85,5% số ca mắc bệnh chưa được tiêm phòng bệnh sởi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết trước mùa dịch
- Những dấu hiệu cho thấy bạn sắp khỏi bệnh sốt xuất huyết
- Hà Nội khống chế được trên 1.400 ổ bệnh sốt xuất huyết
- 10 lời khuyên về ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết
- Video hướng dẫn phòng bệnh sốt xuất huyết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua