Ám ảnh kinh hoàng của phụ nữ trong trại tị nạn tệ hơn cả địa ngục
Bóng một người phụ nữ sau trại tị nạn Yarl's Wood ở Anh
Efie là một cô gái người Ghana. Cô đến Anh vài tháng trong một chương tình từ thiện dành cho người khuyết tật. Khi công việc kết thúc, cô trở về quê hương, đoàn viên với gia đình.
Nhưng ngay khi về đến nhà, cô gái 22 tuổi bị chính cha mình ép phải cưới một người đàn ông ngoại ngũ tuần và có ba đời vợ.
Do vậy, Efie đã quyết định xin tị nạn trong trại tập trung Yarrl's Wood ở Anh. Thời gian đó cô sống cùng nhiều người khác trong trại tị nạn nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ quê hương.
Cho đến tháng 9 năm ngoái, cô bất ngờ bị chính phủ Anh tuyên bố trục xuất. Cô bị suy sụp tinh thần và bỗng nhiên mắc bệnh thần kinh nên phải ở lại trại Yarl’s Wood thêm 5 tháng.
Sau này, khi gặp được các phóng viên, Efie mới mạnh dạn tâm sự về những tháng ngày kinh khủng sống trong địa ngục ở trại tập trung.
Cổng trại tị nạn
Cô không hề được tư vấn tâm lý như phác đồ điều trị bệnh trầm cảm thông thường. Thay vào đó, cô liên tục bị giám sát bất kể lúc tắm hay đi vệ sinh để tránh việc tự tử. Tất cả những vệ sĩ đó đều là nam giới.
“Tôi không hề có chút tự do nào. Nhiều khi họ hét lên và thể hiện sự hung dữ như muốn ăn thịt tôi vậy. Tất cả đều chỉ khiến tôi tồi tệ hơn”.
Efie thậm chí còn nói ra sự thật rằng ở đây chẳng có bất kỳ sự chăm sóc nào về y tế. Khi một người kêu đau họ sẽ hiển nhiên cho rằng người đó nói dối.
“Có một lần tôi bị đi tiểu ra máu. Những người quản lý ở đó nói tôi cần phải chụp chiếu để phát hiện bệnh. Nhưng không có gì xảy ra hết cả, tôi vẫn ngồi đó, không uống nước và nhịn tiểu thôi”.
Cuộc sống cứ kéo dài như vậy cho đến lúc Efie được ra ngoài. Cô kể lại rằng, cô không ngờ có nhiều người có ý định tự tử ở trong đó đến vậy. Cuộc sống quá kinh khủng và chúng tôi như đang ở địa ngục chứ không phải đời thường.
Đã có nhiều cuộc biểu tình đòi đống cửa trại
Về phía trại Yarl’s Wood, họ cho rằng đã làm hết sức và thể hiện sự tôn trọng đối với người tị nạn. Một bản báo cáo về mức độ hài lòng đến 80% của những người đã từng ở đây cũng được "trưng" ra.
Efie cuối cùng cũng thoát khỏi trại tị nạn. Hiện cô sống ở Belfast. Cô vẫn chưa biết tương lai của mình ra sao và phải tiếp tục cuộc sống như thế nào.
Nguồn: Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua