Ấn Độ chấn động vụ việc bệnh viện trao nhầm trẻ sơ sinh
Vào tháng 3.2015, chị Salma Parbin đã hạ sinh 1 bé trai tại Bệnh viện dân sự Mangaldoi, nằm ở phía đông bắc bang Assam (Ấn Độ). Thế nhưng, chỉ vài ngày khi nhận đứa bé có tên Juniad về, chị nhận ra 1 sự thật không thể tưởng tượng nổi: đây không phải là con mình.
“Vợ tôi nói: ‘Đứa bé này có đôi mắt và nhiều điểm giống với người Bodo’ (1 cộng đồng người bản địa với hình dạng mắt giống với người Tibet hơn là người Ấn Độ - PV)”, anh Sahabuddin Ahmed – chồng chị Parbin nhớ lại. “Cô ấy cực kỳ chắc chắn: đứa con này không phải của chúng ta mà thuộc về gia đình khác.”
Chị Salma Parbin và bé trai Junaid
Anh Ahmed ngay sau đó đã đến văn phòng giám sát bệnh viện để tìm câu trả lời. Thế nhưng, bệnh viện chối bỏ sự liên quan của mình trong vụ việc này.
“Người trực giám sát nói với tôi: vợ anh bị tâm thần rồi”, anh kể lại. “Anh nên đưa cô ấy tới gặp chuyên gia tâm thần.”
Không bỏ cuộc, vào tháng sau anh Ahmed đã gửi đơn yêu cầu thông tin về tất cả sản phụ đã “lâm bồn” vào cùng ngày với chị Parbin. Kết quả tìm thấy khiến anh rất bất ngờ: vào đúng ngày đó, gần như cùng thời điểm, 1 bà mẹ có tên Boro (1 cái tên khác của người Bodo) cũng đã hạ sinh 1 bé trai có tên Ryan Chandra.
Ngay sau đó, Ahmed đã thử liên lạc với gia đình người Bodo để làm rõ chuyện. Sau 2 lần chần chừ không dám tiếp cận, anh đã để lại 1 lá thư với nội dung rất lịch sự: “Vợ tôi nghĩ đứa trẻ của 2 gia đình đã bị trao nhầm. Nếu anh chị cũng cảm thấy vậy, xin hãy liên lạc với chúng tôi”. Mười ngày sau, anh Anil Boro và chị Sewali Boro – cặp vợ chồng cũng hạ sinh 1 bé trai vào ngày định mệnh đó - đã mời 2 vợ chồng Ahmed và Parbin đến gặp mặt. Kết quả so sánh khiến cả 2 bên “ngã ngửa”: đúng là bác sĩ đã trao nhầm 2 đứa trẻ.
Để chắc chắn, anh đã đưa vợ và Junaid đi thử AND và nhận được kết quả tương tự. Vào tháng 11.2017, kết quả giám định của cảnh sát cũng khẳng định 2 đứa trẻ đã bị “trao nhầm”.
Thế nhưng, sau hơn 2 năm, tình mẫu tử đã khiến chị Parbin trở nên gắn bó không rời với bé Junaid. Kể cả khi biết đây không phải là con ruột mình, gia đình anh chị không hề có ý định trao đổi lại con. Tuy nhiên, anh Ahmed vẫn muốn được là 1 phần trong cuộc sống của bé Ryan Chandra để lo cho việc học hành của cậu bé sau này.
Về phía mình, anh chị Anil và Sewali Boro, dù vẫn yêu thương bé Chandra, vẫn cảm thấy “không hài lòng” về kết quả này. Theo đó, anh Anil nghĩ rằng đáng lẽ, gia đình anh Ahmed và chị Parbin đừng nên tìm kiếm sự thật thì hơn.
“Tôi không muốn nói quá nhiều về việc này. Con là con của mình, chẳng ai muốn nghe rằng nó là con của người khác cả”, anh Anil thở dài.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hy hữu: Gặp lại gia đình sau 39 năm chia cắt vì bị trao nhầm khi mới sinh
- Bị trao nhầm con, người mẹ đau đớn mang nỗi oan 'ngoại tình' suốt 18 năm
- Cái Tết đầu tiên của 2 đứa trẻ bị trao nhầm
- Kịch tính khi trao trả hai bé gái bị trao nhầm hơn 3 năm ở Bình Phước
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua