Áp lực bài tập về nhà và những cái chết thương tâm của trẻ
Cuối tháng 3/2015, một học sinh 11 tuổi nhảy từ tầng 7 xuống đất tự tử sau khi nhà trường mời phụ huynh vì bé không hoàn thành bài tập được giao. Sự việc xảy ra tại TP Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Em được đưa đến bệnh viện nhưng do chấn thương nặng nên không qua khỏi.
Nạn nhân được đánh giá là một học trò ngoan ngoãn và năng động. Vì dạo gần đây, học sinh này không hoàn thành bài tập nên nhà trường đã mời bố mẹ lên thông báo. Bố mẹ và giáo viên đã đồng ý rằng em này chỉ đến lớp khi đã hoàn tất bài vở của mình. Thế nhưng, ngay sau khi từ trường về, cô bé nhảy lầu tự tử trong khi mẹ đang đậu xe dưới nhà. Khi sự việc xảy ra, người mẹ bị sốc và suy sụp.
Hồi năm 2013, tờ Nhật báo Trung Hoa cũng đưa tin về 2 học sinh ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô - Trung Quốc tự tử vì chưa hoàn thành bài tập về nhà. Xie, 13 tuổi, học lớp 6 tại một ngôi trường ở quận Lệ Thủy, thành phố Nam Kinh. Cảnh sát cho biết cậu bé thức dậy lúc 4 giờ để làm bài tập, sau đó thì xảy ra vụ việc thương tâm trên.
Trong lá thư tuyệt mệnh, Xie nói rằng cậu yêu cha mẹ, gửi lời xin lỗi đến bậc sinh thành và hy vọng gia đình sẽ viếng mộ mình bằng hoa huệ - loài hoa mà cậu yêu thích.
Trường hợp khác là học sinh 15 tuổi, đã nhảy lầu tự vẫn tại chung cư Jixiang Heights. Do không làm bài tập về nhà trong suốt những ngày nghỉ, cha mẹ đã bắt cậu bé phải ở nhà làm bài và không được đến trường cho đến khi hoàn thành bài tập.
Chuyên gia giáo dục Vương Hồng Tái của Trường Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, nói: “Có một vòng luẩn quẩn sức ép giữa nhà trường, thầy cô giáo với học sinh và cha mẹ các em".
Nhiều người cho rằng những thảm kịch trên là “kết quả của nền giáo dục nặng nề”. Họ cũng tỏ ra lo lắng trước tâm lý mỏng manh, “dễ vỡ” của trẻ em hiện nay.
Có bố mẹ nào không muốn con mình xếp thứ hạng cao trong lớp, không muốn được “ngẩng cao đầu” khoe với bạn bè, đồng nghiệp về những thành tích mà “cô chiêu, cậu ấm” nhà mình vừa đạt được?. Thế nhưng, cũng chính vì lẽ đó mà bọn trẻ đã bị biến thành phương tiện để một số phụ huynh PR cho cách nuôi dạy con của mình.
Khi những áp lực vượt qua khả năng chịu đựng của trẻ, hậu quả xảy ra sẽ rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các em. Một hành động bồng bột và nhất thời của con trẻ cũng có thể khiến các bậc cha mẹ phải ân hận suốt đời khi chính họ đã gián tiếp gây ra cái chết thương tâm của con mình.
Tường Vy (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua