Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Theo đó, những mẹ bầu bị bệnh này thường có chỉ số huyết áp bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg. Bên cạnh đó, huyết áp thấp còn gây một số biến chứng cho mẹ bầu như: Đột nhiên ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt do máu và oxy truyền lên não không đủ, thậm chí còn khiến thai nhi không nhận đủ lượng oxy và dinh dưỡng để phát triển. Thông thường, huyết áp thấp sẽ diễn ra trong giai đoạn mang thai 6 tháng đầu.
Ảnh: Intenret
Nguyên nhân bà bầu bị tụt huyết áp là do hormone progesterone tác động vào thành mạch máu. Đồng thời, khi mang thai, tuyến giáp sẽ hoạt động kém hơn khiến lượng hormone giáp bị thiếu hụt. Ngoài ra, các yếu tố về tâm lý, căng thẳng, lo lắng và stress cũng dễ khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp. Đồng thời, nhưng thai phụ kém ăn, gầy yếu, thiếu máu hay không bổ sung đủ vitamin B12 và axit folic sẽ có nguy cơ bị huyết áp thấp cao hơn người khác.
Phụ nữ mang thai gầy gò, ốm yếu, bị thiếu máu, bị bệnh nhiễm trùng cấp tín,... là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. (Ảnh minh họa: Internet)
Dấu hiệu khẳng định mẹ bầu bị huyết áp thấp
Bà bầu bị thở dốc khi làm việc nặng hay leo cầu thang cũng có thể là dấu hiệu bệnh huyết áp thấp.
Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu đặc trưng của bệnh huyết áp thấp, đặc biệt là khi mẹ bầu đứng lâu hoặc đứng dậy đột ngột.
Khi mẹ bầu bị choáng váng, thậm chí ngất xỉu là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh huyết áp thấp của mẹ đã nặng hơn và thường xuất hiện sau cảm giác chóng mặt, hoa mắt. Lúc này, mẹ bầu tốt nhất nên tìm một nơi nằm nghỉ để lượng máu được lưu thông nhanh hơn trong cơ thể.
Trường hợp mẹ bầu thấy lợm giọng và buồn nôn hoặc có thể nôn khan cũng là dấu hiệu của huyết áp thấp. Theo đó, mẹ có thể uống một ít nước chanh sẽ khắc phục được tình trạng này.
Bệnh huyết áp thấp sẽ khiến lượng máu và oxy cung cấp tới da không đủ nên mẹ bầu sẽ cảm thấy lạnh nhưng người thì vẫn vã mồ hôi và da thì trở lên xanh tái.
Da nhăn, khô, tóc rụng là những triệu chứng cho thấy mẹ thường xuyên bị huyết áp thấp, lượng máu không truyền đủ gây ảnh hưởng trực tiếp tới da và tóc.
Khi bị huyết áp thấp, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi và mất sức, đồng thời là biểu hiện run rẩy chân tay do lượng máu cung cấp cho các chi không đủ khiến các cơ khó hoạt động hơn.
Huyết áp thấp trong thời gian dài sẽ dẫn tới chứng mau quên do não bộ không được bổ sung đủ máu.
Nếu mẹ bầu cảm thấy mắt mờ đi thì chính là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp.
Khó thở là triệu chứng cho thấy huyết áp của mẹ xuống quá thấp khiến tim không đủ oxy để thở.
Nếu gặp tình trạng này, mẹ cần đi khám ngay nhé để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Làm gì khi bị huyết áp thấp trong thai kỳ?
Nằm nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi đứng lên hoặc đứng trong thời gian dài, ngồi xuống.
Hạn chế đồ uống có caffein và thức uống có cồn.
Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày.
Tập thể dục thường xuyên để duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Uống nhiều nước, nên chủ động uống nước, không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống.
Mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột.
Nhanh chóng đến bệnh viện khi có những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nguyên nhân sinh non và các rủi do mẹ bầu dễ gặp phải
- 4 đặc điểm ở mẹ bầu sinh thường thuận lợi, 1 ngày là ra viện
- Tư thế nằm ngủ của mẹ bầu giúp thai nhi 3 tháng đầu phát triển nhanh, khỏe mạnh
- Những bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu
- Mẹ bầu đau khổ phát hiện chồng đi nhà nghỉ và lời khuyên gây sốc của 500 chị em
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua