Bà bầu có nên truyền dịch khi bị mệt, ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ?
1. Hiểu đúng về truyền dịch
Hiểu đúng về truyền dịch tĩnh mạch
Hiện nay, truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp khá phổ biến trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh hoặc người đang mang thai. Phương pháp này không quá phức tạp và có thể thực hiện dễ dàng ở nhiều phòng khám tư nhân, bệnh viện, thậm chí là quầy thuốc tư nhân.
Theo đó, dịch truyền có rất nhiều loại với các thành phần, hoạt chất khác nhau và sử dụng tùy theo bệnh lý. Khi truyền dịch, các chất cần thiết như nước, chất điện giải, vitamin, đạm, kháng sinh, máu, hóa chất sẽ nhanh chóng đi vào mạch máu với số lượng lớn, có khả năng giữ lâu trong lòng mạch và lượng dư thừa sẽ bài tiết qua thận.
Việc truyền dịch phải do bác sĩ chỉ định. Các y tế, điều dưỡng viên hay kỹ thuật viên, dược sĩ đều không được ra quyết định truyền dịch cho bệnh nhân. Bởi trong quá trình truyền dịch sẽ gây ra một số tai biến không mong muốn nếu truyền dịch không đúng cách.
Những biến chứng trong quá trình truyền dịch có thể xảy ra như rối loạn điện giải, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim, tăng huyết áp đột ngột, gây tử vong...
2. Đối tượng nào nên truyền dịch?
Theo các bác sĩ, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước, không ăn uống được.
Đối với những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch. Ví dụ có thể vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt. Thay vì truyền dịch người bệnh có thể bù nước bằng cách như pha 5g đường + 100ml dung dịch tương đương với việc truyền cho trẻ 1 chai glucose 5% hay 1 chai dung dịch muối 9% tương đương với uống 1 bát canh nhạt.
3. Bà bầu có nên truyền dịch?
Bà bầu nên cân nhắc khi truyền dịch
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường phải đối mặt với những cơn ốm nghén khó chịu. Một số bà bầu gần như không ăn uống gì trong thai kỳ, nôn ói và mất nước. Theo các bác sĩ, bà bầu ốm nghén trong thai kỳ là hiện tượng hết sức bình thường và ai cũng trải qua. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố, dinh dưỡng trong cơ thể. Và hiện tượng này sẽ hết sau giai đoạn 3 tháng đầu, do đó bà bầu không cần thiết phải truyền dịch.
Nếu bị mất sức quá nhiều, không thể ăn uống được trong nhiều ngày, nên đi đến những cơ sở uy tín để được thăm khám và đưa ra lời khuyên tốt nhất.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho bà bầu là hãy nghỉ ngơi thật nhiều, ăn những món bạn thích và làm những việc bạn muốn làm. Không cần quá khắt khe về dinh dưỡng trong giai đoạn này, bạn có thể ăn đồ ăn nhanh, uống nước ngọt nếu bạn thích và cảm thấy không bị nôn ói sau khi ăn xong. Mọi thứ sẽ dần bình thường trở lại sau 3 tháng thôi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những bản nhạc cho bà bầu hay nhất mẹ nên nghe
- Những bản nhạc cho bà bầu hay nhất mẹ nên nghe
- Bà bầu có thể gặp những nguy hiểm gì khi bị sốt xuất huyết?
- Bà bầu nên bổ sung canxi từ tháng thứ mấy là tốt nhất?
- Nhạc cho bà bầu: Những bản nhạc giúp mẹ thư giãn, phát triển trí não thai nhi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua