Bà bầu nên kiêng những rau củ này để không bị sảy thai hoặc sinh non
Đu đủ xanh: Trong đu đủ xanh có nhiều enzyme và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai nhất là ba tháng đầu của thai kỳ. Chính vì vậy bà bầu phải tuyệt đối tránh xa món này. Tuy nhiên, sau khi sinh em bé xong, món ăn này lại tốt cho thai phụ, lợi sữa.
Rau răm: Là một loại rau thơm phổ biến, cũng là loại dược liệu quý, rau răm có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, chữa đau bụng, say nắng… Tuy nhiên bà bầu không nên ăn nhiều rau răm vì dễ gây sẩy thai.
Nhãn: Loại trái cây này tính nóng, nếu bà bầu ăn nhiều nhãn trong thai kỳ sẽ dẫn đến chứng táo bón, mẩn ngứa, khiến da dễ bị sạm, nám. Những ảnh hưởng từ các triệu chứng nói trên sẽ không tốt cho thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
Rau má: Tuy là một thực phẩm tính mát, thanh nhiệt, nhưng rau má thực sự không tốt cho phụ nữ. Phụ nữ sử dụng thực phẩm này lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn rau má vì có thể khiến bụng bị lạnh, đầy hơi, nguy hiểm hơn là dẫn tới sẩy thai.
Quả dứa (thơm): Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai. Gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do trong dứa tươi có chứa bromalain có tác dụng làm mềm tử cung, có thể làm sẩy thai. Qua ba tháng đầu thai kỳ, bà bầu lại có thể vô tư ăn dứa với lượng vừa phải.
Rau ngót: Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.
Khổ qua: Quan niệm kiêng ăn khổ qua khi mang thai có nguồn gốc từ xa xưa. Nhiều kết quả nghiên cứu hiện nay đã khẳng định tình trạng sẩy thai có thể xảy ra nếu thai phụ ăn nhiều khổ qua. Loại rau này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn khổ qua.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sự thật nỗi lo muôn thuở của bà bầu không dám cắt tóc do sợ hư nhau thai
- 4 món canh thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu trong mùa hè
- Bà bầu không nên ăn pa-tê và bánh tiramisu nếu muốn thai nhi phát triển tốt
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua