Dòng sự kiện:

Bà mẹ sau sinh ăn cua được không?

08:02 08/04/2017
Sau sinh ăn cua được không là thắc mắc được nhiều bà mẹ quan tâm. Bạn có thể tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Sau sinh ăn cua được không?

Sau sinh cơ thể mẹ cần được chăm sóc đặc biệt, cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để mau lấy lại sức và có nhiều sữa cho con. Cua được biết đến là một món ăn quen thuộc, dân dã gắn liền với người dân Việt. Cua đồng có tính lạnh nên thường dùng để nấu các món ăn trong mùa hè để giải nhiệt.

Cua bổ dưỡng nhưng không tốt cho bà mẹ sau sinh

Trong đông y cua đồng được coi như là một vị thuốc tốt dùng để chữa đọng máu khi bị chấn thương bầm dập.Cua đồng rất giàu dinh dưỡng( trong 100 gram thịt cua đồng chứa rất nhiều khoáng chất vitamin: canxi, photpho, lipit, B1,B6…) Trong cua đồng còn có chứa rất nhiều calci phosphate tốt cho người bị loãng xương hay trẻ nhỏ bị còi xương. Cua đồng ngon bổ rẻ tuy nhiên không phải ai ăn cũng tốt cho sức khỏe.

Sau khi sinh em bé cơ thể các mẹ còn rất yếu mặc dù cua đồng có rất nhiều tác dụng nhưng các mẹ sau sinh không nên ăn cua đồng vì hiện giờ hệ tiêu hóa của các mẹ còn rất yếu cua đồng lại hơi độc có vị mặn không tốt cho tiêu hóa ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng sau sinh.

Không ăn cua trong một số trường hợp

Cua chết hoặc không còn tươi sống: Với những con cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.

Cua nấu chín nhưng thời gian để lâu: Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu, các bạn nhớ ăn hết tới đó.

Cua còn sống: Nhiều người có thói quen ăn gỏi cua hoặc khi chế biến cua mà chưa chín tới sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua còn sống có chứa nhiều loại sán và kí sinh trùng. Nếu ăn cua sống hoặc nấu chưa chín kĩ dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này vào cơ thể, đặc biệt là sản lá phổi.

Theo Gia đình Việt Nam