Bác làm đậu phụ chia sẻ cách nhận biết đậu phụ có thạch cao, nhiễm nấm
Đậu phụ có thạch cao cứng và có màu vàng
Ông Hoàng Văn Công (52 tuổi, phường Mai Dịch, Cầu Giầy, Hà Nội) có hơn 7 năm kinh nghiệm làm đậu phụ chia sẻ, về màu sắc phải chú ý đến các mặt của miếng đậu, nếu bìa miếng đậu cứng khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu vàng. Nhìn miếng đậu phụ càng vàng nhiều thì đậu phụ đó chứa thạch cao càng nhiều (loại trừ trường hợp ngâm nghệ).
Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay. Tránh chọn những loại có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia quá nhiều.
Cách nhận biết đậu phụ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậu phụ sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Càng sử dụng nhiều thạch cao thì đậu càng cứng và nặng tay.
Không nên mua đậu rán sẵn ngoài chợ vì khó phân biệt được đậu chứa thạch cao hay không. Hơn nữa, đậu rán sẵn thường dùng dầu rán không đảm bảo, thường là dùng dầu đã qua chế biến lại rất nhiều lần.
Ông Công cho biết, đậu phụ an toàn sẽ có mùi thơm, vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng”.
Đậu phụ "thật" sẽ mềm, dễ vỡ
Chị Nguyễn Thị Ngọc (34 Tuổi, phường Quan Hoa, Hà Nội) làm đậu được hơn 5 năm. Khi được hỏi về phương pháp làm, gia đình chị cũng hoàn toàn làm bằng phương pháp truyền thống giống nhà ông Công. Chị Ngọc chia sẻ một vài cách nhận biết chọn đậu ngon, không thạch cao, nhiễm nấm.
“Đậu phụ ngon, không được trắng quá, nhìn hai đầu của miếng đậu phụ sẽ cảm giác không kết chết, khá mềm, cầm nhẹ, không cẩn thận có thể vỡ. Khi ăn rất ngon và béo, vị thơm đặc trưng.
Đậu phụ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó, tuyệt đối không mua miếng đậu phụ có mùi lạ, vị chua, nếu ăn phải miếng đậu như vậy cần bỏ ngay.
Đậu nhìn ngăm vàng như nghệ, hãy cẩn trọng vì màu đậu làm truyền thống rất ít có màu như vậy.
TS. Đống Thị Anh Đào, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa cho biết: Thạch cao xây dựng là một chất cơ thể không hấp thu, không tan trong nước, có chứa nhiều tạp chất, nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì… Nếu dùng sản phẩm có chứa thạch cao lâu dài, những kim loại nặng sẽ bám trên bề mặt thành ruột non làm hạn chế khả năng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây cản trở và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Lâu dần, gan sẽ yếu đi, cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn tấn công. |
LINH CHI/Theo Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua