Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin mà tiếp xúc với F0, làm gì để đừng bị bệnh?
Một số người dân đặt ra câu hỏi sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin nếu lỡ tiếp xúc với F0, nên làm gì để phòng ngừa?
Theo Người Lao động Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời vấn đề này như sau: Tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-9 vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh nếu đã tiếp xúc với F0, mặc dù nguy cơ này thấp hơn so với người khác. Thực tế, các nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn có trường hợp bị bệnh. Vì vậy, nếu đã tiếp xúc với F0, bạn sẽ trở thành F1 và nếu đã lỡ bị lây nhiễm virus thì không có cách gì để phòng ngừa, bệnh cũng sẽ phát trong những ngày tới.
Khi xác định mình đã tiếp xúc với F0, bạn cần tự cách ly, báo với y tế địa phương, tự theo dõi sức khỏe và có thể nhờ người khác mua giúp test nhanh để tự thử vài lần.

Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, khi nhiễm virus thì thường bệnh cũng nhẹ, có khả năng cao trở thành F0 không có triệu chứng. Dù không có biểu hiện bệnh nhưng bạn vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Do đó, tự cách ly vẫn là điều quan trọng nhất.
Tiêm 2 mũi vắc xin vẫn có khả năng nhiễm virus
Chia sẻ trên báo CAND, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết vắc xin được tiêm vào cơ thể sẽ tạo ra kháng thể trung hòa với virus. Kháng thể được ra từ tuần lễ thứ 2 sau tiêm. Tuy nhiên, không có loại vắc xin nào có thể ngăn chặn virus 100% nhưng kháng thể từ vắc xin giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào, làm giảm quá trình gây tổn thương tế bào ở các cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn quá trình gây bệnh lý... Vì vậy, những người đã tiêm vắc xin và có kháng thể thì khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ giảm. Nếu có mắc bệnh thì triệu chứng cũng nhẹ, ít có khả năng tăng nặng.
Bài viết của TS Nguyễn Hồng Vũ - làm việc tại Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, bang California, Mỹ đăng trên Tuổi Trẻ có chia sẻ thông tin: Vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna thường được biết đến với hiệu quả trên 90%; vắc xin của AstraZeneca là hơn 70%, sau 2 hoặc 3 tuần được tiêm liều thứ 2. Điều này có nghĩa là không phải 100% người được tiêm vắc xin của Pfizer/BioNTech hay Moderna hoặc AstraZeneca không có nguy cơ bị nhiễm virus.
Do đó, ngay cả khi đã tiêm đủ vắc xin, người dân cũng không được chủ quan và vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua