Bác sĩ nói: Uống nước chanh khi say xỉn là sai lầm, ai cũng cần ghi nhớ kẻo hậu họa khó lường
Nhiều người cho rằng muốn giải rượu nhanh thì uống nước chanh. Tuy nhiên, điều này chưa thật sự đúng.
Say rượu được coi là một dạng ngộ độc rượu. Tùy từng người, mức độ uống, loại rượu mà biểu hiện có thể khác nhau. Có người say thì buồn ngủ, lờ đờ, chậm chạp, có người thì nôn nhiều. Trường hợp nặng có thể bị hạ đường huyết, rơi vào tình trạng hôn mê.
Chia sẻ trên VietNamNet, thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết hầu hết mọi người đều lầm tưởng nước chanh hoặc đồ chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn. Tuy nhiên, nước chanh chứa nhiều axit, cộng với lượng rượu đã uống, lại không ăn gì có thể khiến dạ dày bị tổn thương, làm nôn nhiều hơn.

Bác sĩ khuyến cáo, khi người nhà bị say rượu, người thân cần chú ý theo dõi. Nếu người bệnh vẫn tỉnh và nhận biết được thì nên cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lưu ý các thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn. Ngoài ra, có thể uống nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong... hoặc uống oresol để bù nước, điện giải.
Nếu người say nói ú ớ, khong rõ từ, gọi không biết, không thể ngồi được thì cần đặt nằm nghiêng một bên, tốt nhất là nghiêng sang bên phải. Do dạ dày có hình dạng uống con, nằm nghiêng sang phải sẽ giúp dạ dày không bị kích thích nôn ra ngoài. Nếu người say có hiện tượng thở yếu, ngừng thở, tím tái, tay chân lạnh thì cần đưa đi cấp cứu ngay.
3 điều cấm kỵ sau khi uống rượu bia
Uống trà, cà phê, nước có gas
Sau khi uống rượu, cơ thể sẽ bị mất nước. Vì vậy, không nên uống nhiều cà phê để tránh tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Không nên uống trà vì có thể làm tim quá hưng phấn, không có lợi cho thận vốn đang phải làm việc hết công suất để đào thải các chất độc hại từ rượu bia.
Người say rượu cũng nên tránh uống nước ngọt có gas vì nó có thể làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể, gây hại cho gan, gây viêm dạ dày cấp tính.
Uống thuốc
Rượu thường gây ra phản ứng với các loại thuốc, sinh ra những chất không tốt cho cơ thể. Đặc biệt, nếu uống thuốc hạ sốt khi say rượu sẽ sinh ra những chất độc hại gây viêm gan hoặc tổn thương gan vĩnh viễn.
Tắm
Sau khi uống rượu, bạn không nên tắm dù là nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước lành không làm tỉnh rượu mà còn khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao vào máu. Sự kích thích của nước lạnh có thể khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.
Nếu tắm bằng nước nóng hoặc tắm hơi, cơ thể sẽ tích tụ một lượng nhiệt lớn không thể thoát ra ngoài, tăng thêm cảm giác say rượu, dễ dẫn tới nôn mửa hoặc ngất xỉu.
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua