Bác sĩ sản khoa: Phương pháp sinh con Liên sinh là phản khoa học
Câu chuyện về người mẹ ở Hưng Yên tự sinh con tại nhà và không cắt dây rốn cho con vẫn đang là đề tài được các mẹ bầu bình luận rôm rả trên các diễn đàn. Phần lớn là những phản đối gay gắt cho rằng hành động tự sinh con ở nhà là không nên. Thậm chí còn có những bình luận cho rằng hành động này đang trở lại thời kỳ nguyên thủy.
Theo bà mẹ này chia sẻ, chị ăn chay trong suốt thai kỳ. Đến khi chuyển dạ, chị đã tự sinh con ở nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa và da kề da với bé trong suốt 4 giờ sau sinh. Sau khi chào đời 30 phút, em bé đã tự biết tìm đến ti mẹ.
Chia sẻ của người mẹ sử dụng phương pháp liên sinh gây bão mạng xã hội.
Đặc biệt, thay vì cắt dây rốn cho bé, chị đã áp dụng phương pháp liên sinh, không cắt dây rốn ngay mà để nhau thai gắn với cơ thể em bé cho đến khi dây rốn tự rụng. Sau 6 ngày, dây rốn của em bé đã tự rụng và được khen là "rốn rất đẹp".
Bà mẹ này cũng cho biết, việc sinh nở tự nhiên theo phương pháp này khiến bản thân chị không còn sợ đẻ nữa.
Phương pháp liên sinh được nhiều bà mẹ trên thế giới áp dụng
Trên thực tế, liên sinh có thể khá lạ lẫm và mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã được nhiều mẹ Tây áp dụng từ lâu. Trường hợp của Verena Raschke-Cheema và Bobby Singh Cheema, một cặp vợ chồng trẻ sống tại Austinmer (Úc) là một ví dụ.
Verena đã sinh con đầu lòng, bé Jayden, theo phương pháp thông thường nên khi mang thaicon thứ hai, bé Lukas, cô quyết định trải nghiệm cảm giác sinh trong nước tại nhà và áp dụng phương pháp liên sinh (Lotus birth) - sinh con không cắt dây rốn. Nhưng trong suốt quá trình sinh nở có sự giúp đỡ và theo dõi của bà đỡ.
Bánh nhau và dây rốn của Lukas được giữ lại cho đến khi rụng tự nhiên.
“Lần trải nghiệm sinh tại nhà và không cắt dây rốn cho con này để lại cho tôi nhiều cảm giác khó quên. Sinh con trong chính căn nhà thân thuộc của mình, theo cách tự nhiên nhất giúp tôi thoải mái và cũng xúc động hơn rất nhiều." - Verena chia sẻ.
Một bà mẹ người Mỹ có tên Adele Allen cũng đã từng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi cô chia sẻ về phương pháp sinh Hoa sen đã được mình áp dụng triệt để: “Ngay cả sau khi sinh, nhau thai vẫn tiếp tục bơm oxy cho em bé ít nhất là 5 phút. Không chỉ oxy, mà các chất dinh dưỡng khác như sắt và tế bào gốc cũng được đưa đến em bé, tạo cơ hội sống sót và tăng trưởng tối đa. Một ví dụ cụ thể nhất có thể kể đến là loại tinh tinh cũng sinh con theo cách này.”
"Liên sinh" hay còn gọi là phương pháp sinh con Hoa sen (Lotus birth) ngày càng được nhiều bà mẹ Mỹ và các nước phương Tây lựa chọn. Thay vì cắt cuống nhau cho bé khi chào đời thì bà mẹ sẽ lựa chọn lưu giữ nhau thai trong một túi vải lụa và để nó rụng tự nhiên.
"Liên sinh" ngày càng được nhiều bà mẹ Mỹ và các nước phương Tây lựa chọn. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ không nên áp dụng đẻ Liên sinh như bà mẹ ở Hưng Yên
Nói về phương pháp sinh con khác biệt này, bác sĩ Trần Vũ Quang, bệnh viện Phụ sản TW cho rằng: “Về mặt chuyên môn thì phương pháp có nhiều nguy cơ thai sản mà bà mẹ không lường trước được rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Đặc biệt các mẹ lại áp dụng sinh con tại nhà lại khó tiên lượng tai biến và hỗ trợ từ chuyên môn y tế kịp thời.
Khi áp dụng phương pháp sinh con Liên sinh, nguy cơ nhiễm trùng cho bé rất dễ xảy ra. Vì đơn giản việc sau sinh từ tổ chức bánh rau đang phân hủy dần. Bánh nhau sau khi ra ngoài một thời ngắn dây rốn ngừng đập và không có lượng máu cung cấp từ tử cung nên sẽ trở thành tổ chức chết. Hiển nhiên nguy cơ nhiễm trùng cao trên mô chứa máu như bánh rau từ vi khuẩn sẽ xảy ra. Trong khi vẫn có kết nối với bé bằng dây rốn thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Và nguy hiểm nhất là bé sơ sinh gặp nhiễm khuẩn huyết rất khó điều trị phải được cấp cứu hồi sức tích cực mới qua khỏi.”
Bác sĩ Quang cũng cho biết nếu tự theo dõi chuyển dạ mà không có sự hỗ trợ của các bác sĩ hay nhân viên y tế có chuyên môn thì có những nguy hiểm có thể xảy ra như: đầu không lọt, cổ tử cung không tiến triển, sa dây rốn trước ngôi, suy thai, chảy máu trong chuyển dạ, sang chấn cho bé trong quá trình chuyển dạ, sang chấn tầng sinh môn, đờ tử cung. Và cực nguy hiểm thai phụ nằm một trong 5 tai biến sản khoa: băng huyết sau sinh, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, vỡ tử cung, uốn ván rốn.
“Như bà mẹ ở Hưng Yên đã áp dụng việc không chích ngừa cho con như vậy thật nguy hiểm. Khuyến cáo các bà mẹ không nên chủ quan khi áp dụng đẻ như bà mẹ trên”, bác sĩ Quang nhấn mạnh.
Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ không nên chủ quan khi áp dụng đẻ như bà mẹ trên. (Ảnh minh họa).
Cũng theo bác sĩ Quang lý do có những bà mẹ áp dụng phương pháp liên sinh vì cho rằng em bé được cung cấp lượng máu tự nhiên từ bánh rau sau sinh được nhiều hơn để mong mục đích tăng dinh dưỡng, sức đề kháng và hạn chế tình trạng vàng da sau sinh.
Tuy nhiên sự thực không hoàn toàn như vậy, nếu áp dụng việc kết nối trẻ và bánh rau hàng tiếng đồng hồ trở ra thì không còn ý nghĩa. Vì theo khoa học hiện nay việc trì hoãn kẹp dây rốn chỉ từ 30-60 giây giúp 1/3 lượng máu trong cơ thể của em bé sẽ không bị mất đi và tăng lượng sắt trong cơ thể bé hơn.
Một nguyên nhân thuyết phục phương pháp này chính là việc lưu giữ khoảng khắc kì diệu của quá trình sinh nở đề cao quan điểm thuận tự nhiên mà hiện nay các bà mẹ hay lưu truyền nhau. Tuy nhiên, bà mẹ phải dành thời gian cho con rất nhiều để chăm sóc và theo dõi kỹ càng trong thời gian bé rụng dây rốn.
Liên sinh là phương pháp phản khoa học
Cũng chia sẻ về những vấn đề xoay quanh phương pháp này, Bác sĩ Thân Trọng Thạch - Giảng viên Bộ môn Sản, trường ĐH Y Dược TP.HCM, hiện công tác tại Bệnh viện Hùng Vương cho biết: “Đây là phương pháp khá giống hoang dã, không có can thiệp của y khoa, không có tính khoa học, và có rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra với mẹ và em bé. Còn thực tế, nó tốt như thế nào cho em bé thì phải có nghiên cứu thì mới chứng minh được.”
Bác sĩ cũng cho biết thêm việc sinh ở nhà có thể xảy ra tình trạng băng huyết, trong tích tắc sản phụ có thể mất rất nhiều máu có thể gây sốc và tử vong tại nhà không kịp chuyển đến bệnh viện. Chưa nói là em bé sẽ có nguy cơ bị ngạt trong khi sinh. Hơn nữa, trong quá trình đó, nhiều khi em bé bị thai suy, bị nhau bong non phải mổ cấp cứu; nếu em bé nằm ở nhà không ai theo dõi sẽ rất nguy hiểm. Tỉ lệ các tai biến sản khoa xảy ra thấp nhưng không phải không có. Bởi thế mà sinh tự nhiên theo phương pháp này là hoàn toàn phản khoa học.
“Ví dụ nếu bà mẹ muốn đẻ tại nhà thì phải có một nhân viên y tế ở đó để can thiệp kịp thời bởi bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra những tai biến” , bác sĩ Thạch cảnh báo.
Nếu bà mẹ muốn đẻ tại nhà thì phải có một nhân viên y tế ở đó để can thiệp kịp thời bởi bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra những tai biến. (Ảnh minh họa)
Không chỉ các chuyên gia ở Việt Nam mà theo ATTN, các chuyên gia y tế trên Thế giới cũng đã cảnh báo rằng phương pháp sinh con Hoa sen không chỉ gây nguy cơ về mặt y tế mà còn gây phản khoa học. Họ muốn các ông bố bà mẹ nên dừng áp dụng phương pháp này ngay.
Bác sĩ Jennifer Gunter (làm việc tại tập đoàn cung cấp dịch vụ y tế Kaiser Permanente hàng đầu của Mỹ) cho biết: “Bất cứ ai có hiểu biết về mặt vi sinh học đều có thể nhận ra việc trẻ sơ sinh gắn liền dây rốn với nhau thai đang phân hủy là vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho em bé.”
Tiến sĩ Gunter cũng cho biết mặc dù những nghiên cứu mới cho rằng nên chậm cắt dây rốn cho bé sơ sinh từ 30-60 giây nhưng đó là thời gian tối đa và không nên kéo dài thêm. “Từ ngày xưa, nhau thai đã bị loại bỏ như một loại rác thải y tế. Tôi nghĩ điều này là có lý do.”
Bác sĩ sản phụ khoa Amy Tuter cũng khẳng định: “Có một thực tế là phương pháp này không hề mang lại lợi ích y khoa hay khoa học gì nhưng lại có nguy cơ gây nhiễm trùng rất lớn."
- Hà Nội: Người phụ nữ 60 tuổi lập kỷ lục khi lần đầu sinh con nặng 2,6kg
- Làm ngay những việc này, chắc chắn mẹ sẽ "dính bầu", sinh con năm 2018
- Nữ bác sĩ BV Bạch Mai từ chối điều trị ung thư để sinh con
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua